Tổng hợp đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học “CHA MẸ NÊN BIẾT”

Giáo dục con cái chưa bao giờ là điều dễ dàng vì vậy đó là điều mà cha mẹ hết sức quan tâm. Để dạy dỗ con cái tốt, quan trọng nhất là cha mẹ cần hiểu được tâm sinh lý của trẻ, ở mỗi lứa tuổi khác nhau thì tâm sinh lý của trẻ cũng khác nhau. Đối với các cháu ở giai đoạn tiểu học thì việc hiểu được tâm sinh lý học sinh tiểu học lại càng quan trọng hơn. Vì đây là lứa tuổi mà các cháu phát triển nhanh về thể chất, trí tuệ, tinh thần, tiềm năng…

Học sinh tiểu học thường là các cháu trong độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi, đây được xem là những mầm non xanh ươm của cuộc sống. Các cháu thường rất hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng và có nhiều tiềm năng để phát triển trí tuệ, tài năng. Đây cũng là lứa tuổi mà các cháu sẽ có thêm nhiều mối quan hệ như bạn bè, thầy cô dẫn đến những thay đổi trong tâm lý, cảm xúc. Do đó, để việc dạy dỗ, giáo dục trẻ học sinh tiểu học được thành công, các giáo viên  Trung tâm gia sư TTV xin chỉ ra những đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học mà cha mẹ cần nắm bắt sau đây.

XEM THÊM: “Tổng Hợp” những kỹ năng xử lý tình huống cho trẻ hay nhất

1. Sự phát triển về thể chất

Về thể chất, có thể nói giai đoạn các cháu ở cấp tiểu học là giai đoạn mà hệ cơ và xương đang trong thời kỳ phát triển rất mạnh, nhưng vẫn chưa hoàn chỉnh vì còn nhiều mô sụn. Vì thế hệ xương vẫn còn yếu và rất dễ bị gãy, dập, cong vẹo khi có va đập mạnh. Các cháu rất thích vận động vì hệ cơ đang phát triển nên rất dễ hiểu là trẻ học sinh tiểu học thường thích các trò chơi chạy nhảy, đánh đu, leo trèo…

Biết được tâm sinh lý học sinh tiểu học này của trẻ, cha mẹ cần dạy trẻ không được tham gia các trò chơi có tính chất nguy hiểm như trèo cao, nhảy cao… Và cha mẹ cần phải quan tâm để ý đến trẻ, hướng các cháu đến những trò vui chơi lành mạnh, an toàn.

Não bộ của trẻ thời kỳ này cũng phát triển hoàn thiện về chức năng và đang chuyển dần từ trực quan hành động sang tư duy trừu tượng nên trẻ thường rất thích đặt câu hỏi và hỏi rất nhiều. Cha mẹ nên chuẩn bị cho mình những kiến thức về các câu hỏi mà trẻ hay hỏi nhất để trả lời và giải thích giúp các con nhận thức được thế giới nhiều hơn.

Khi một trẻ vào lớp 1 nếu đúng 6 tuổi thì có chiều cao trung bình là 106cm (đối với nam) và 104 cm (đối với nữ), cân nặng lúc này trung bình ở các cháu thường là 15,7kg (đối với nam) và 15,1kg (đối với nữ). Đây chỉ là cân nặng và chiều cao trung bình, ở các trẻ có sự phát triển đặt biệt khác có thể chệnh lệch khoảng 4-5cm và cân nặng chệnh lệch 1-2kg. Mối năm chiều cao các cháu sẽ tăng thêm 4cm và nặng thêm 2kg.

XEM THÊM: Gia sư lớp 4 tại nhà TPHCM “HỌC LÀ GIỎI”- Chuyên Toán, Tiếng Việt, Anh

2. Sự thay đổi về hoạt động, hành vi

– Ở lứa tuổi này trẻ có sự thay đổi về hoạt động và hành vi, nếu như khi còn giai đoạn mầm non các cháu thích vui chơi bằng những món đồ chơi thì giờ đây trẻ chủ động hơn trong học tập. Trẻ ít còn ham thích các trò chơi bằng đồ vật nữa mà thích các trò vận động hơn như đá banh, rượt bắt, chạy nhảy, leo trèo…Sự thay đổi đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học này ở trẻ như đã nói trên chính là nguyên nhân của sự phát triển của hệ cơ và xương.

– Trẻ bắt đầu làm quen với các hoạt động phục vụ bản thân và muốn phụ giúp gia đình như đánh răng, tắm giặt, quét nhà, rửa chén bát, hoặc tham gia các hoạt động trường lớp như trồng cây, hoa, vệ sinh, tham gia đội thiếu niên sao đỏ, cháu ngoan Bác Hồ, lao động công ích v.v.

XEM THÊM: Trung tâm gia sư dạy kèm uy tín-chất lượng nhất tại Tp.HCM

– Ngôn ngữ nói và viết được phát triển toàn diện cũng là một điều đáng lưu tâm về đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học. Vào lớp 1 đến lớp 5, khả năng ngôn ngữ các cháu tăng lên nhờ nội dung chương trình học tập được mở rộng, cùng với đó các cháu được học viết, luyện viết và tập đọc. Vậy nên khi đến lớp 5 các cháu hoàn toàn có thể tự đọc, tự học, tự tiếp thu tri thức từ nhiều nguồn xung quanh.

Cha mẹ cần quan tâm đến việc bổ sung, rèn luyện và phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ, giúp trẻ có thể diễn đạt tốt, tăng kỹ năng giao tiếp và tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Thật vậy, cha mẹ có thể khuyến khích trẻ tập kể chuyện, đọc thêm sách, luyện viết và làm văn… Đó đều là những cách hữu ích giúp trẻ hoàn thiện khả năng ngôn ngữ.

– Ngoài ra, tính hay bắt chước cũng là một đặc điểm dễ thấy trong tâm sinh lý học sinh tiểu học. Chẳng hạn khi các em xem một bộ phim hay yêu thích một nhân vật nào đó, các em thường hay bắt chước các hành vi của nhân vật và lặp đi lặp lại. Tính bắt chước cũng có hai mặt, nếu hành vi của nhân vật đó là tích cực thì các em sẽ học thêm được nhiều phẩm chất tốt; ngược lại nếu các hành vi xấu như cướp, chơi game, đồi trụy… sẽ ảnh hưởng rất xấu đến tính cách của trẻ. Do đó, các cha mẹ thông minh thường sẽ kiểm tra nội dung của phim trước khi cho con xem hoặc cha mẹ sẽ cùng con xem và phân tích chia sẻ câu chuyện.

3. Những đặc điểm tính cách, tâm lý

– Một điều mà cha mẹ cần đặc biệt quan tâm là đặc điểm tâm lý của trẻ ở giai đoạn tiểu học. Vì ở lứa tuổi này, tâm lý của các cháu vẫn còn rất non nớt, rất dễ bị tổn thương và chưa có khả năng nhận thức cũng như xử lý các tình huống gặp phải. Do đó, các cháu chưa có năng lực của một công dân thực thụ mà mọi việc đều cần phải có sự giúp đỡ, hổ trợ và chỉ bảo của người lớn.

– Hiếu kỳ cũng là một đặt điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học mà ai cũng dễ nhìn thấy. Bằng chứng là các cháu rất hay thích khám phá thế giới xung quanh, thích hỏi những điều mình không biết, thích chạm vào những vật lạ và hay bị thu hút bởi những cái mới, luôn luôn hướng tới cái mới.

XEM THÊM: Cách để học giỏi môn Toán “NÊN BIẾT”

– Ghi nhớ nhanh và cũng nhanh quên cũng là điểm thú vị ở tâm sinh lý học sinh tiểu học. Trẻ có khả năng ghi nhớ rất nhanh vì não bộ đang phát triển mạnh về chức năng nhưng các cháu lại thường không tập trung vào một việc nào đó lắm. Các cháu rất dễ thích nghi với môi trường vì tính hiếu kỳ và thích tìm kiếm cái mới. Hiểu được điều này, cha mẹ hãy luôn quán xuyến và theo dõi việc học của các cháu, không có sự dạy dỗ, khuyên bảo của cha mẹ thì các cháu sẽ bị sao lãng việc học.

– Tâm lý, cảm xúc và tình cảm của trẻ trong lứa tuổi tiểu học rất đa dạng, các cháu thường vô tư, sảng khoải, vui vẻ, không lo không nghĩ nhiều nhưng cũng dễ xúc động, dễ khóc mà cũng dễ cười và chưa làm chủ được cảm xúc của mình. Vì như đã nói ở trên, trẻ em là những tâm hồn mong manh, nếu cha mẹ, thầy cô hay mắng chửi, miệt thi và la rầy các cháu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của trẻ. Điều này dễ khiến trẻ trở nên thụ động, tự ti và nhút nhát, không tự tin vào khả năng của mình. Ngược lại, nếu trẻ thường được cha mẹ khen thưởng, khuyến khích, cỗ vũ thì sẽ luôn có động lực và phát triển toàn diện nhiều phẩm chất, tâm sinh lý học sinh tiểu học được phát triển ổn định.

XEM THÊM: TÌM GIA SƯ DẠY KÈM LỚP 2 TẠI NHÀ TP.HCM Ở ĐÂU UY TÍN?

– Ở lứa tuổi này, khả năng ghi nhớ bằng trực quan, hình tượng của trẻ mạnh hơn ghi nhớ bằng ngôn ngữ. Ví dụ, khi dẫn trẻ đi xem một con voi, sau đó trẻ sẽ mô tả con voi chính xác và cụ thể hơn khi nghe kể qua bằng một câu chuyện. Điều này lý giải vì sao các cháu thích những bộ môn học có hình ảnh cụ thể, rõ ràng, sinh động, mang tính trực quan hơn những môn học trừu tượng khác.

Qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng quý phụ huynh, các bậc làm cha mẹ sẽ nhận thức được đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học để có thể chủ động hơn trong việc giáo dục các cháu.  Trung tâm gia sư TTV xin chân thành cám ơn sự đồng hành của quý phụ huynh trong thời gian qua. Nhờ sự đóng góp, tin tưởng của phụ huynh khi gửi gắm con em mình cho các giáo viên, gia sư tại  Trung tâm gia sư TTV đã làm cho trung tâm có thêm nhiều động lực, góp phần tạo nên tên tuổi của trung tâm ngày nay.

Gia sư Trí Tuệ Việt chúc các bạn thành công!

Xem thêm: Học phí gia sư dạy kèm tại nhà TPHCM

TRUNG TÂM GIA SƯ TRÍ TUỆ VIỆT

Nhận Giới Thiệu Gia Sư Dạy Kèm Tại Nhà Tất Cả Các Quận, Huyện ở TPHCM.

Điện Thoại : 0983 630 461 – 0932 622 625

Email: [email protected]

Website: www.giasuttv.net

Bài viết khác: