9 điều bạn không thể không biết trước khi bước vào đại học

Một mùa hè nữa đã đến, và những kì thi chuyển cấp quan trọng lại chuẩn bị diễn ra. Trong số các sĩ tử đang đứng trước những vòng đua khốc liệt đó, học sinh cuối cấp III có lẽ là nhóm đối tượng chịu nhiều áp lực nhất. Bước qua tuổi 18 cũng là bước qua một thời hồn nhiên ngây dại để bắt đầu gánh vác những trách nhiệm lớn lao của một chương mới mang tên “trưởng thành”. Dưới đây Trung Tâm Gia Sư Trí Tuệ Việt chia sẻ 9 điều bạn không thể không biết trước khi bước vào đại học.

1 – Chọn ngành trước khi chọn trường

Vì sao lại như vậy, trong khi hiện nay đa số các bạn đều làm ngược lại? Việc chọn ngành trước sẽ yêu cầu bạn phải suy nghĩ về thứ mình muốn gắn bó cùng trong 3-4 năm tới. Đấy là lúc một lần nữa, bạn cần ngồi xuống nghiêm túc đánh giá về khả năng và mong muốn của mình: Từ bé đến giờ bạn thích làm gì, giỏi cái gì, và đã giúp được nhiều người nhờ khả năng nào? Từ đó mà tìm ra cái ngành có thể khiến bạn tiếp tục phát huy những thế mạnh đó của mình. Cuối cùng, tìm hiểu những ngôi trường có đào tạo chuyên ngành này với trình độ, môi trường, phạm vi di chuyển,… phù hợp với bạn.

2 – Biết rõ ưu tiên của mình khi vào đại học

Sống tốt ở đại học đồng nghĩa bạn phải cân bằng giữa 4 nhóm công việc chính: Học, đi làm thêm, tham gia câu lạc bộ và giao lưu bạn bè. Nếu ôm đồm tất cả mọi thứ và muốn chúng tốt đẹp như nhau thì rất khó. Khi bạn dồn sức vào chuyện học, có thể thời gian thư giãn giải trí của bạn sẽ phải bớt đi một chút. Hoặc nhiều bạn có cho mình một việc làm thêm ở đại học, dẫn đến khó giữ được GPA ( điểm tổng kết trung bình) tốt. Vậy nên, lời khuyên đưa ra là trong ít nhất 1 năm đầu ở đại học, có thể tất cả 4 nhu cầu lớn kể trên chưa được thoả mãn hết, nhưng đừng lo, hãy chọn ra thứ bạn cần nhất và toàn tâm toàn ý với nó. Dần dần khi bạn có nền tảng vững, bạn sẽ biết cách để phối hợp những yếu tố còn lại tốt hơn.

3 – Chọn nơi ở mới thật khôn ngoan, tiện lợi

Rời xa vòng tay bố mẹ và ngôi nhà thân thương, giờ là lúc các bạn bắt đầu cuộc sống tự lập. Việc đầu tiên để tránh bị “bầm dập” trong giai đoạn này là tìm cho mình một nơi ở mới đáng tin tưởng. Nhiều bạn chọn ở nhà của người thân quen, có bạn chọn ở kí túc xá của trường, số lượng chọn ở nhà trọ cũng không ít. Dù là ở đâu đi chăng nữa, hay xem xét thật kĩ về 3 việc sau: Bạn cùng phòng – độ hợp về tuổi tác và tính cách; Người quản lí nhà – có trung thực và minh bạch tài chính hay không; Môi trường nhà ở – Đảm bảo sạch sẽ, an toàn và tiện lợi về di chuyển đến trường học.

4 – Nắm được các dịch vụ tiện ích gần mình

Bạn cần khám phá và biết rõ những nơi cung cấp dịch vụ cần thiết ở gần khu nhà ở cũng như là trường học của mình. Trong đó có thể kể đến: Nhà thuốc, bệnh viện, bãi đỗ xe, quán ăn, cây ATM,… Trước khi vào trường, hãy chịu khó lên mạng tìm kiếm thông tin về những địa điểm này trước, xem đánh giá của người khác về mức độ tin cậy. Sau đó, khi bạn nhập học, đừng ngần ngại đi thăm thú và thử nghiệm những dịch vụ này để ghi lại thành một danh sách những nơi phù hợp, và cả những chỗ cần tránh để cùng chia sẻ với bạn bè.

5 – Chuẩn bị kĩ năng tự chăm sóc bản thân

Nấu nướng, giặt giũ, quản lí thời gian sinh hoạt giao tiếp – thoả hiệp,… là những kĩ năng mềm tiên quyết để bạn có thể tự lo liệu cho cuộc sống sau đại học của mình. Không cần yêu cầu gì quá phức tạp, chỉ mong các bạn có thể đảm bảo mình biết nấu những món cơ bản cho một mâm cơm gia đình nhỏ, biết giặt đồ bằng tay sạch sẽ thơm tho, ăn đúng bữa – ngủ đúng giờ, có thể nói chuyện và thương thuyết với người khác ( chủ nhà, bạn cùng phòng, bạn cùng lớp, thầy cô,…) để hiểu nhau và cùng giải quyết vấn đề. Bạn đã trở thành người lớn rồi đấy, nên hãy tập sống có trách nhiệm với bản thân nhé.

6 – Thử những điều mình chưa từng thử

Lên đại học, 18 tuổi, là cột mốc chúng ta bắt đầu dấn thân vào hành trình làm người lớn. Bạn bắt đầu phải học cách phá bỏ nhiều giới hạn của bản thân hơn để có những bài học mới. Bên cạnh đó, thời gian đầu khi mới vào trường, các bạn sinh viên cũng chưa phải đối diện với nhiều áp lực bài vở hay công việc, nên thường dư dả một lượng thời gian rảnh nhất định. Khi đó, thay vì vùi đầu vào trò chơi điện tử hay tiêu pha không cần thiết, chúng ta hãy thử đi hiến máu tình nguyện, thăm thú thành phố nơi mình ở xem có địa điểm nào thú vị, tham gia các hoạt động cộng đồng, học một thứ mới như chơi nhạc cụ hay chụp ảnh,…

7 – Tìm những người đồng hành tin cậy

Muốn đi nhanh, hãy đi một mình – Muốn đi xa, hãy đi cùng nhau. Trong giai đoạn nhiều biến đổi lớn này của cuộc đời mình, sẽ khá khó khăn cho bạn nếu chỉ có một mình. Người đồng hành tốt nhất nên là bạn cùng phòng, vì đó là những người gần với mình nhất. Tuy nhiên, đừng lo lắng nếu các bạn không hợp nhau, vì chúng ta có thể tìm thấy những người có thể thấu hiểu và sẻ chia với mình ở bất kì đâu, dù là lớp học, hay buổi gặp mặt câu lạc bộ, hay chỗ làm đi nữa. Hãy mở lòng và thân thiện với mọi người, biết đâu những người bạn gặp bây giờ lại là chí cốt cả đời của bạn thì sao.

8 – Tìm một công việc làm thêm phù hợp

Có lẽ nhiều bạn vẫn được bố mẹ chu cấp đầy đủ sau khi đã trở thành sinh viên đại học. Tuy nhiên, vì bạn phải sống xa nhà và giờ đây cuộc sống của bạn yêu cầu bạn phải quan tâm đến tài chính hơn khi có đủ thứ phải chi trả ngoài dự tính. Số tiền của bố mẹ chỉ là một phần, nếu muốn sống thoải mái với hàng tá nhu cầu lặt vặt của mình cũng như biết cách quản lí tài chính tốt hơn, chúng ta có vô vàn sự lựa chọn công việc phù hợp để thử nghiệm. Bạn hãy thử lên các trang tìm việc trên Facebook hay truy cập website Ybox để tìm nhé. Ngoài ra, có không ít bạn sinh viên chọn công việc gia sư để kiếm thêm thu nhập, và Gia Sư Việt là một địa chỉ cung cấp nguồn việc rất uy tín để bạn có thể tham khảo đấy.

9 – Vững tâm và bình tĩnh với cuộc sống mới

Đừng sợ, dù cuộc sống đầy sự bất ngờ và luôn còn đó nhiều chông gai, nhưng bạn sẽ không một mình. Sau lưng, còn có bố mẹ, gia đình vẫn luôn yêu thương, tin tưởng và sẵn sàng hỗ trợ bạn. Đừng vì xa nhà mà ngại gần gũi với bố mẹ nhé. Nhớ gọi điện về hỏi thăm thường xuyên và chia sẻ với bố mẹ về cuộc sống mới của mình. Cho dù thời gian đầu có thể khó khăn, nhưng nó sẽ tôi luyện cho bạn bản lĩnh để đối mặt tốt hơn với áp lực và có cách giải quyết tình huống sắc bén hơn. Cứ sống hết mình và vì những người yêu thương mình, rồi mọi thứ sẽ ổn thôi!

Kết luận: Gia Sư Dạy kèm tại nhà trí tuệ việt mong có thể giúp các bạn phần nào có cái nhìn rõ ràng hơn về con đường sắp tới của mình. Thậm chí, dù bạn đã là sinh viên năm thứ mấy đi chăng nữa, chúng tôi vẫn tin rằng bạn vẫn tìm được những thông tin hữu ích cho bản thân qua bài viết. Nếu cần hỗ trợ thêm về học tập hay việc làm, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua số Hotline trung tâm. Đội ngũ tư vấn đầy nhiệt huyết và tâm lí rất mong được đồng hành cùng bạn trên con đường trưởng thành của mình.

Xem thêm: Học phí gia sư dạy kèm tại nhà TPHCM

Gia sư Trí Tuệ Việt chúc các bạn thành công !

TRUNG TÂM GIA SƯ TRÍ TUỆ VIỆT

Nhận Giới Thiệu Gia Sư Dạy Kèm Tại Nhà Tất Cả Các Quận, Huyện ở TPHCM.

Điện Thoại : 0983 630 461 – 0932 622 625

Email: [email protected]

Website: www.giasuttv.net

Bài viết khác: