Làm sao để con không nhút nhát, “Cha Mẹ NÊN BIẾT”

Nhút nhát hiện là tình trạng phổ biến xảy ra ở nhiều trẻ nhỏ ngày nay. Điều này cũng gây không ít phiền toái và lo lắng cho các bậc cha mẹ là “làm sao để con không nhút nhát”. Tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên mà trẻ sinh ra đã mang tính nhút nhát. Có rất nhiều nguyên nhân hình thành nên tính cách này ở trẻ. Để hiểu rõ điều này và biết cách làm sao để con không nhút nhát, mời Quý phụ huynh cùng tham khảo bài viết sau nhé.

Ở bài viết này, các chuyên gia của Trung tâm gia sư TTV sẽ đi vào mổ sẻ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhút nhát của trẻ em. Dựa vào đó, tác giả sẽ có những phương pháp hướng cha mẹ đến việc thay đổi quan điểm, cách nhìn nhận và tăng thêm kiến thức để ngăn chặn những nguyên nhân này. Đó là phương thuốc hữu hiệu mà các bậc cha mẹ khi đọc xong sẽ biết được phương pháp làm sao để con không nhút nhát.

Xem thêm: TRUNG TÂM GIA SƯ DẠY KÈM UY TÍN TP.HCM VÀ BÌNH DƯƠNG

1. Trẻ bị ảnh hưởng bởi cha mẹ

Đây là nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến trong số các nguyên nhân hình thành nên tính nhút nhát ở trẻ. Chúng ta đều hiểu rằng trẻ con khi sinh ra, chúng như một trang giấy trắng và cha mẹ là người đóng vai trò chủ đạo giúp trẻ vẽ nên những bức tranh đẹp. Thật vậy, trẻ con học hỏi mọi thứ từ cha mẹ, trẻ học từ cha mẹ cách nói năng, cách xử sự, cách sống, cách làm người…

Từ đó có thể thấy, khi cha mẹ là người giỏi giao tiếp, hoạt bát, nhanh nhẹn, tự tin với xã hội thì con cũng sẽ học hỏi những điều đó và bắt chước từ cha mẹ. Trong tác phẩm “12 bí quyết trở thành cha mẹ thông thái” của tác giả Trung Quốc: Dương Tư Trác, bà có nói một câu như sau: “Trẻ học tập thông qua ba phương thức: thứ nhất, bắt chước noi gương; thứ hai, bắt chước noi gương; thứ ba, bắt chước noi gương”.

Ý thức được điều này, cách làm sao để con không nhút nhát là cha mẹ cần phải là người làm gương cho trẻ. Cha mẹ phải cho con thấy được sự tin tin trong giáo tiếp xã hội, sự mạnh mẽ, quyết đoán và xông sáo của mình. Cha mẹ cũng cần dạy con cách giao tiếp với người lớn, đối xử với bạn bè và những người xung quanh. Đây là phương pháp đầu tiên trong việc làm sao để con không nhút nhát.

Xem thêm: NHỮNG LỢI ÍCH “VÀNG” CỦA VIỆC HỌC ONLINE MÙA DỊCH

2. Cha mẹ không thường xuyên quan tâm và giáo dục trẻ

Đây là yếu tố thứ hai cần biết làm sao để con không nhút nhát. Nhiều nguyên cứu đã khẳng định rằng, trẻ nhỏ trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi hầu hết ở chúng đều có tính nhút nhát. Điều này dễ hiểu vì mọi thứ xung quanh đối với các con đều là những thứ mới mẻ và xa lạ. Trẻ con có khuynh hướng gần gũi với những người chúng thân quen và sợ sệt những ai lạ lẫm. Điều này giải thích các yếu tố quyết định đến sự khác biệt giữa một đứa trẻ tự tin, nhanh nhẹn với một đứa trẻ nhút nhát, rụt rè từ sau 3 tuổi trở đi hoàn toàn có sự can thiệp từ vai trò giáo dục, quan tâm của cha mẹ, gia đình.

Các nguyên cứu cũng chứng mình rằng trẻ con ở gia đoạn sơ sinh đến khi trưởng thành nếu luôn được cha mẹ, gia đình quan tâm và giáo dục thường xuyên, các cháu sẽ là người trưởng thành tích cực cho xã hội, thường thành đạt và có cống hiến nhất định cho xã hội. Vì trẻ được cha mẹ quan tâm, yêu thương dạy dỗ thường có tâm lý ổn định và tự tin hơn so với những trẻ mà bố mẹ bận bịu suốt ngày không dành thời gian bên con. Chỉ cố IQ (chỉ số thông minh) và EQ (chỉ số cảm xúc) ở những đứa trẻ này cũng cao hơn.

Từ đó có thể thấy, làm sao để con không nhút nhát là cha mẹ dầu trăm công ngàn việc thế nào đi nữa cũng phải luôn dành cho con sự yêu thương, quan tâm cũng như giáo dục con phù hợp. Khi thiếu đi sự quan tâm, yêu thương dạy dỗ đầy đủ của cha mẹ, trẻ sẽ thiếu đi điểm tựa về mặt tinh thần, trẻ dễ cảm thấy hụt hẫng không có nơi để chia sẻ những điểm tiêu cực, cũng như thiếu người đồng hành để giúp trẻ vượt qua những nổi sợ hãi mà các con có thể đang gặp phải. Đây là điều cần biết làm sao để con không nhút nhát. Chính vì thế làm sao để con không nhút nhát nữa thì cha mẹ cần phải quan tâm, yêu thương và giáo dục các con nhiều hơn nhé.

3. Trẻ ít có điều kiện tiếp xúc với môi trường bên ngoài

Có rất nhiều trẻ em sống trong những điều kiện khó khăn, từ nhỏ đã phải lao động vất vả phụ giúp gia đình. Các con thường không có điều kiện để ra ngoài vui chơi, giao tiếp, nhận thức xã hội và tham gia các hoạt động cộng đồng. Điều này rất dễ thấy ở các trẻ em vùng núi, vùng sâu vùng xa. Các em hàng ngày, thậm chí hàng năm cũng chẳng có đi đâu, chỉ loanh quanh trong thôn bản, láng, mường. Với các em, cuộc sống và thế giới chỉ gói gọn trong một góc trời nhỏ hẹp. Điều đó khiến các em thường không lanh lợi, tự tin và sẽ rất bỡ ngỡ, rụt rè khi đến những nơi xa lạ.

Không chỉ các em ở những nơi hẻo lánh, xa xôi mới nhút nhát mà các em tại thành phố cũng chưa hẳn đã mạnh dạn, tự tin nếu cha mẹ các em luôn quản các em trong nhà. Làm sao để con không nhút nhát như tình trạng trên? Nếu bố mẹ nào hay sợ con ra đường gặp nhiều rủi ro, lo con sẽ dính bẩn, hay sợ con không bảo vệ được mình thì nên thay đổi cách quản con kiểu này. Cha mẹ hãy để các con được tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài, dẫn các con đi chơi đây đó, cho các con tham gia các hoạt động thể thao, giải trí cộng đồng… Đó là dịp để các con mở rộng tầm mắt, hiểu được nhiều điều mới lạ.

Cha mẹ hãy cứ để các con tự ngã khi va chạm với môi trường bên ngoài và để các con tự đứng lên, có thế các con mới mau trưởng thành, có khả năng bảo vệ bản thân và có năng lực sinh tồn. Đó cũng là cha mẹ đang dạy các con tính tự lập, mạnh mẽ và thích nghi với các điều kiện bên ngoài. Đây là điều thứ 3 trong việc làm sao để con không nhút nhát.

Xem thêm: CÁCH ĐỂ HỌC GIỎI MÔN TOÁN NÊN BIẾT

4. Trẻ thường xuyên bị chê bai, chọc ghẹo

Không chỉ riêng trẻ nhỏ mà người lớn khi bị chê bai, chọc ghẹo thường xuyên cũng dể sinh lòng bi quan, chán nản. Với trẻ con, việc này còn hơn cả một hình phạt, vì tâm lý các con rất non nớt, dễ tổn thương. Nên khi bị bạn bè hay người khác thường xuyên chọc ghẹo, chê bai, trẻ sẽ tự nhủ bản thân mình không có khả năng, thường bi quan, không tự tin vào mình và lâu dần sẽ trở nên nhút nhát, rụt rè khi giao thiệp với xã hội.

Đây là tình trạng rất thường hay gặp ở trẻ. Vì vậy, nếu cha mẹ nào đang có con gặp trường hợp này và đang tìm cách làm sao để con không nhút nhát nữa thì hãy luôn quan sát và giúp đỡ con. Cha mẹ nên khéo léo dạy bảo, hướng dẫn trẻ, giúp con tránh khỏi tâm lý bi quan, tủi thân vì luôn bị người khác chê bai, chọc ghẹo.

Chẳng hạn khi ba mẹ nhờ trẻ giúp việc gì mà trẻ không cẩn thận, làm hỏng việc thì nên ôn tồn hướng dẫn và nhắc nhở con, tuyệt đối không được vì thế mà chê trách con. Đồng thời, khi con làm được việc gì đáng khen thì ba mẹ nhất định hãy khen ngợi con, biểu dương con. Vì các con còn non nớt nên tâm lý chưa đủ trưởng thành để phân tích, đánh giá và làm chủ mình. Vậy nên chỉ có thường xuyên khẹn ngợi, cổ vũ tinh thần cho con mới là cách hữu hiệu làm sao để con không nhút nhát.

5. Trẻ được kỳ vọng quá nhiều vào bản thân

Có rất nhiều cha mẹ luôn khao khát, mong con mình học thật giỏi, đạt được nhiều thành tích để mang lại vẻ vang cho gia đình. Đặc biệt là hiện tượng chạy theo phong trào đào tạo “con thần đồng” ở Trung Quốc. Vì muốn con mình trở thành thần đồng mà cha mẹ đặt lên vai các con một áp lực học tập rất lớn. Trẻ phải học hết sách này sách kia, học trường này chạy tiếp trường kia… Không ít các em trong số đó trở thành thần đồng thật nhưng mặt trái của sự kỳ vọng và áp đặt đó là tâm lý ngột ngạt, không được tự do phát triển theo lứa tuổi vốn có dần dần lớn lên trong tiềm thức trẻ.

Khi không đạt được sự mong đợi từ cha mẹ và gia đình thì các em có mặc cảm rất lớn, đó là tâm lý tội lỗi vì làm phật lòng cha mẹ, tâm lý hoang mang để đón chờ sự mắng nhiếc, thất vọng từ phía gia đình… Có rất nhiều thứ ám ảnh lên các em. Và hệ quả của việc này là các em bổng trở nên trầm cảm, ít muốn tiếp xúc với ai, nhiều trường hợp các em rơi vào tự kỷ. Thật đáng thương! Đây là một trong số những điều cha mẹ cần tránh khi muốn làm sao để con không nhút nhát.

Xem thêm: GIA SƯ DẠY KÈM CẤP 1, 2, 3 UY TÍN TP.HCM

6. Trẻ hay bị cha mẹ đánh đòn, mắng nhiếc

Một điều nữa để làm sao để con không nhút nhát là cách dạy con. Cách dạy con theo kiểu “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” là cách dạy truyền thống điển hình của ông bà ta xưa nay. Tuy nhiên, đó không phải là điều tốt khi việc dạy trẻ phải dựa vào sự đánh đòn, dọa nạt, mắng nhiếc. Như đã nói ở trên, tâm lý các em vẫn còn rất non nớt, dễ bị tổn thương bởi tác động nặng từ bên ngoài, dần dần ảnh hưởng đến hành vi sau này.

Việc bị cha mẹ đánh bằng những trận đòn roi, hay những câu chửi bới, mắng nhiếc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của trẻ nhỏ. Dạy con bằng đòn roi là cách dạy bảo thiếu tôn trọng trẻ, thiếu tôn trọng ý kiến, thể xác trẻ cũng như ảnh hưởng đến lòng tự tôn của trẻ.

Càng bị đánh, càng bị mắng nhiếc, chửi bới các trẻ sẽ không dám thể hiện khi ra ngoài xã hội. Điều này dễ hiểu vì trẻ sẽ nghĩ rằng tại gia đình của mình mà trẻ còn không được tôn trọng thì ở bên ngoài làm sao trẻ sẽ được bảo vệ và công nhận. Từ đó trẻ sẽ luôn cảm thấy lo lắng, rụt rè và cảnh giác với mọi thứ xung quanh. Đây là điều thứ 6 trong việc làm sao để con không nhút nhát.

7. Trẻ thường xuyên chứng kiến bố mẹ cãi nhau, bạo lực gia đình

Gia đinh là tế bào của xã hội, là nền tảng cho mọi sự phát triển của trẻ nhỏ. Làm sao để con không nhút nhát thì gia đình phải là điểm tựa tinh thần tốt. Một đứa trẻ lớn lên trong sự chứng kiến cảnh bố mẹ luôn đánh nhau, cãi nhau hay bất hòa sẽ là điều đáng buồn nhất cho các con. Các con tuy không nói được nhưng nổi ám ảnh về hình ảnh cha mẹ mắng chửi nhau, bất hòa nhau khiến trẻ bị tổn thương nhiều nhất.

Chính sự tổn thương nghiêm trọng này khiến các em thường không vui và không có tâm trạng để hòa nhập với cộng đồng, vui chơi với các bạn đồng trang lứa. Nếu các cha mẹ muốn làm sao để con không nhút nhát thì tuyệt đối không nên cãi nhau, đánh nhau trước mặt trẻ nhỏ. Đó là điều tối kỵ!

Xem thêm: KHI NÀO NÊN CHO CON HỌC BƠI/CHA MẸ NÊN BIẾT

8. Cha mẹ chăm bẵm con quá mức cũng dễ khiến trẻ thiếu tự tin, nhút nhát

Việc này mới nghe qua tưởng chừng như sai trái nhưng hoàn toàn không phải vậy. Các cha mẹ càng chăm chút, nâng niu con quá mức chưa hẳn đã giúp con. Bạn đọc có thể thấy, ngày nay nhiều gia đình có điều kiện, không muốn con bị sự cố gì nên chăm con từng chút một. Chằng hạn cha mẹ sợ con đi ra ngoài không an toàn nên không bao giờ để con ra ngoài; hoặc sợ con chơi với chúng bạn quần áo lấm lem, mất vệ sinh nên cũng chẳng để con được rong chơi; hoặc cha mẹ sợ con làm hỏng việc nên cũng tự mình làm hết việc nhà mà không cần đến sự giúp đỡ của con…

Dầu biết thương con là thiên tính của cha mẹ nhưng thương con quá mức như vậy nghĩa là cha mẹ đã gián tiếp làm giảm sự phát triển của trẻ, khiến trẻ không có khả năng tự lập, mọi việc lớn nhỏ đều có cha mẹ giúp đỡ. Do đó, khi ra ngoài xã hội nếu gặp phải sự cố trẻ cũng ít có khả năng giải quyết và thường sẽ dựa dẫm vào cha mẹ. Đó cũng là yếu tố hình thành tính tự ti, ít tin vào khả năng của mình vì luôn được cha mẹ bên cạnh hỗ trợ.

Đây là yếu tố cuối cùng mà các bậc cha mẹ cần biết làm sao để con không nhút nhát. Với những chia sẻ trên của các chuyên gia tại Trung Tâm Dạy Kèm TTV, hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho các phụ huynh trong việc làm sao để con không nhút nhát.

Gia sư Trí Tuệ Việt chúc các bạn thành công!

Xem thêm: Học phí gia sư dạy kèm tại nhà TPHCM

TRUNG TÂM GIA SƯ TRÍ TUỆ VIỆT

Nhận Giới Thiệu Gia Sư Dạy Kèm Tại Nhà Tất Cả Các Quận, Huyện ở TPHCM.

Điện Thoại : 0983 630 461 – 0932 622 625

Email: [email protected]

Website: www.giasuttv.net

Bài viết khác: