Cách dạy kèm lớp 1 tập đọc, viết dễ hiểu mà có kết quả phụ huynh nên biết

Vào lớp 1 trẻ bắt đầu làm quen với bảng chữ cái, tập đọc các từ và tập viết chữ. Để giúp con khỏi bỡ ngỡ, theo kịp chương trình học, nhiều cha mẹ dạy kèm thêm cho trẻ cách tập đọc và viết khi trẻ học lớp 1. Tuy nhiên không phải cha mẹ nào cũng biết cách dạy kèm trẻ lớp 1 tập đọc và viết, nên bắt đầu từ đâu để trẻ dễ hiểu và tiếp thu, đúng trọng tâm.

Hiểu được nỗi khổ đó của cha mẹ các bé, ở bài viết này Trung tâm gia sư Trí Tuệ Việt hướng dẫn cha mẹ cách dạy kèm lớp 1 tập đọc và tập viết đơn giản mà dễ hiểu. Phụ huynh có thể tham khảo để việc dạy trẻ hiệu quả hơn

1. Tại sao phụ huynh nên dạy kèm cho trẻ tập đọc viết khi vào lớp 1

Khi trẻ học mẫu giáo, các bé chơi là chính nên khi bước vào lớp 1, trẻ bắt đầu phải làm quen với việc học, môi trường học mới còn nhiều bỡ ngỡ.

Thời gian đầu khi tiếp xúc với đọc chữ và tập viết tại trường, các bé sẽ lúng túng trong đọc và nhận diện từng chữ, ngoài ra việc cầm bút sao cho đúng và vững cũng vô cùng vất vả. Trong một bài học trong chương trình lớp 1, các em vừa phải học thuộc âm, vừa học ghép chữ và cách viết. Khiến nhiều em không thể theo kịp chương trình, tụt lại phía sau so với các bạn đồng trang lứa. Ngoài ra, việc dạy ở trường giới hạn về thời gian dạy, một giáo viên không thể chỉ dạy và sửa lỗi cho từng em khi ở lớp, dẫn tới hỗ trợ các em tiến bộ gặp nhiều khó khắn.

Vì vậy, các bậc cha mẹ nên dạy kèm lớp 1 cách tập đọc và tập viết khi ở nhà, giúp các em làm quen trước chương trình học đỡ bỡ ngỡ. Cũng giúp cho giáo viên đỡ gánh nặng trong thời gian đầu, từ đó chỉ dạy các em tốt hơn.

2. Hướng dẫn phụ huynh cách dạy kèm lớp 1 tập đọc cơ bản

Điều quan trọng mà bạn cần biết khi dạy học cho con đó giúp bé nắm các kỹ năng cơ bản khi vào lớp 1:

  • Nhận biết mặt chữ cái và dấu, nguyên âm, phụ âm
  • Đánh vần chữ cái.
  • Nắm được từ vựng.

Để dạy kèm cho trẻ lớp 1 đọc được, cần thời gian và công sức giảng dạy, ôn tập lại của các bậc phụ huynh. Việc tập đọc cần thực hiện từ dễ tới nâng cao để bé tập làm quen dần. Trước tiên các bé cần ghi nhớ bảng chữ cái.

2.1. Dạy kèm lớp 1 đọc và ghi nhớ bảng chữ cái

Để trẻ nhận biết và học thuộc bảng chữ cái một cách dễ dàng, cha mẹ nên cho trẻ học theo các nhóm từ. Trong 29 chữ cái ghép vần của bảng chữ cái tiếng Việt có:

  • 12 nguyên âm đơn: là những chữ cái đọc lên có thanh âm ở thanh quản: a ă â e ê i o ô ơ u ư y
  • 17 phụ âm đơn: b c d đ g h k l m n p q r s t v x

Cha mẹ phân chia 29 chữ của bảng chữ cái cho trẻ học trong nhiều ngày, kết hợp giữa học từ mới vừa ôn lại từ cũ. Nên đặt mục tiêu vừa tầm với, để bé không cảm thấy áp lực khi học.

Cha mẹ có thể sử dụng một số bài nhạc dạy chữ cái để bé học cùng với hình ảnh sinh động và nhiều màu sắc, tăng khả năng ghi nhớ chữ cái. Tổ chức các trò chơi với ghi nhớ chữ cái và đưa ra phần thưởng nho nhỏ nếu bé làm tốt.

2.2. Dạy trẻ lớp 1 học đánh vần với từ ghép nguyên âm và phụ âm

Sau khi bé nắm vững và học thuộc 29 chữ cái của bảng chữ cái và một số phụ âm ghép, cha mẹ dạy kèm lớp 1 đánh vần bằng cách nối nguyên âm và phụ âm lại với nhau, kết hợp thêm các dấu câu. Với những từ ghép ban đầu, cha mẹ nên chọn các từ ghép gần gũi và giải thích nghĩa cho bé hiểu.

Ví dụ: âm “bờ” ghép với “a” thành tiếng ba. Chữ “ba” sau khi thêm dấu huyền thành bà (bờ a ba huyền bà), hoặc “ba” thêm dấu nặng “bạ” (bờ a ba nặng bạ”). Đọc chậm và rõ cho bé bắt chước học theo.

Ngoài những vần ghép đơn giản, việc tập làm quen với một số vần ghép từ nguyên âm. Hoặc vần ghép từ một (hoặc 2) nguyên âm với một (hoặc hai) phụ âm.

  • Vần ghép từ nguyên âm: ai, oi, ôi, ơi, ui, ưi, ươi, ao,eo, au, âu, êu, ươu, ay, ây, uy, ia, iu, uôi, iêu, oa, oe, ua, ưa, uê,….
  • Vần ghép từ một hay hai nguyên âm hợp với một hay hai phụ âm. Cụ thể: ac, am, an, ap, at, ăc, ăn, ăt, ăp, ăm, âc, âm, ân, âp, ât, em, êm, en, ên, ep, êp, êt,…

Quan trọng nhất của ghép âm đơn đó là bé học thuộc bảng chữ cái, sau đó ghép vần và thêm dấu dễ dàng.

Một số phụ âm ghép như ch, gh, kh, ngh, nh, ph, qu, th, tr sẽ dạy bé sau cùng để đỡ nhầm lẫn.

Việc ban đầu cha mẹ nên cho bé làm quen với 29 chữ cái của bảng chữ cái tiếng Việt và học cách đánh vần các từ đơn giản. Điều quan trọng bé sẽ được học tại trường có sự hướng dẫn của giáo viên. Cha mẹ đừng ép con mình phải đạt các mục tiêu quá tầm với, sẽ khiến bé sợ hãi với việc học.

2.3. Tập đọc cùng trẻ

Trẻ học lớp 1 chỉ mới làm quen với các chữ cái và học cách ghép âm. Để trẻ ghi nhớ sâu cha mẹ nên cho trẻ tập đánh vần các cụm từ ngắn, dễ đối với trẻ. Cha mẹ đánh vần cho bé tập đánh vần theo và đọc lại.

Ví dụ như: Con gà. Cờ – on – con, g – a – ga- huyền -gà, con gà

2.4 Một số phương pháp giúp trẻ ghi nhớ và tập đọc hiệu quả

Để giúp trẻ ghi nhớ tốt hơn, cha mẹ có thể áp dụng một số cách dạy dưới đây:

  • Sử dụng thẻ từ đơn giản: Sau khi trẻ được làm quen và học các chữ cái, cách ghép âm, cha mẹ có thể sử dụng các thẻ từ tự làm cho bé chơi trò chơi tìm chữ cái hoặc ghép từ
  • Cho bé sử dụng một số ứng dụng trò chơi, học chữ trên các thiết bị như máy tính, điện thoại. Ngoài ra bé có thể ôn tập thông qua các video trên Youtube.
  • Nói chuyện với bé nhiều hơn và khuyến khích bé đặt các câu hỏi. Ví dụ “cái này là cái gì nhỉ”, “con mèo đánh vần như thế nào nhỉ”

XEM THÊM:Tổng hợp đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học “CHA MẸ NÊN BIẾT”

3. Cách dạy kèm lớp 1 tập viết chữ từ đơn giản đến nâng cao

Trước khi dạy kèm lớp 1 về luyện viết chữ, trước tiên cha mẹ nên dạy trẻ làm quen và học thuộc về bảng chữ cái Tiếng Việt. Sau đó dạy trẻ cách ngồi sau cho đúng, cách cầm viết như thế nào. Sau cùng là tập viết.

3.1 Dạy trẻ tư thế ngồi đúng

Điều đầu tiên của luyện viết chữ là dạy kèm lớp 1 cách ngồi viết và cầm bút viết như thế nào. Để tránh tình trạng gù lưng ở trẻ cha mẹ nên dạy cách ngồi đúng tư thế và trang bị cho trẻ bộ bàn ghế phù hợp.

Cho các em ngồi và chỉnh tư thế của các em từ cách đặt hai chân, hai tay và khoảng cách từ mắt tới vở tầm 25 đến 30 cm. Đối với cách cầm bút: Dạy con cách viết bằng tay phải, với 3 ngón tay chụm lại. Đầu các ngón tay cách đầu bút khoảng 2,5 cm. Cách điều khiển bút bằng các cơ và các ngón tay khi viết. Dạy cho trẻ xem nhiều lần và cầm tay chỉ cho trẻ cách cầm đúng với bút.

3.2 Dạy trẻ lớp 1 tập viết với những nét cơ bản đầu tiên

Cha mẹ không nên nóng vội dạy kèm lớp 1 để bé tập viết với các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt. Khi mới bắt đầu nên dạy các trẻ tập quen với các nét cơ bản đầu tiên. Cho trẻ tập viết trong vở 5 ô li với nét kích thước lớn để trẻ dễ dàng viết.

Các nét cơ bản gồm:

  • Nét thẳng: Nét thẳng đứng (|) , nét thẳng ngang (-), nét xiên trái (/) , nét xiên phải (\)
  • Nét móc: Nét móc xuôi, nét móc ngược, nét mọc hai đầu
  • Nét cong: Nét cong kín, nét cong trái, nét cong phải
  • Nét khuyết: Nét khuyết xuôi, nét khuyết ngược, nét khuyết kép
  • Nhóm nét phụ: nét thắt (chữ v,b), nét thắt ngang (k),
  • Các dẫu mũ (trong ô, ê), dấu thanh (nặng, ngã, hỏi, huyền, sắc) trong tiếng việt.
  • Khi trẻ mới bắt đầu viết nên dạy các trẻ tập quen với các nét cơ bản đầu tiên

3.3. Luyện viết các chữ cơ bản theo nhóm

Khi trẻ đã làm quen với tập viết các nét cơ bản, lúc này cha mẹ cho trẻ tập viết với các chữ cái trong bảng tiếng Việt. Thay vì viết từ âm “a” tới âm “y” trong bảng chữ cái, cha mẹ nên cho trẻ viết theo nhóm chữ. Bởi các chữ trong cùng một nhóm có nét tương đồng, giúp bé nhớ và viết các nét nhanh hơn, tránh các lỗi trong luyện viết chữ.

Khi bé viết cha mẹ cần cầm tay bé và dạy bé các điểm đặt bút, dừng bút của chữ. Tránh một số lỗi như để nét móc quá cao hoặc xuất phát điểm đặt bút chưa đúng.

  • Nhóm 1: Chữ i, t,p, y, n,m,v,r,s,u, ư
  • Nhóm 2: Chữ c, ê,x

Nhóm 2 lưu ý các nét móc, hướng dẫn điểm bắt đầu và kết thúc.

  • Nhóm 3: Chữ l, b, h, k
  • Nhớm 4: o,ô, ơ,a, ă, â, d, đ,q, g

Phân chia từng ngày các chữ bé sẽ tập viết và ôn lại các từ cũ vào ngày hôm sau. Ban đầu bé viết sẽ nghệch ngoạc, chưa được đều và đẹp, cha mẹ nên kiên nhẫn và dạy cho bé từ từ.

Sau thời gian bé luyện viết các chữ trong bảng chữ cái, cha mẹ chuyển sang dạy bé cách viết các từ ghép, từ láy và dần dần nâng cao độ khó theo sự tiến bộ của trẻ.

3.4. Một số lưu ý khi cha mẹ dạy kèm lớp 1 luyện viết

Việc luyện viết chữ là một quá trình cần sự kiên nhẫn và cố gắng từ cha mẹ và trẻ. Vì bé còn nhỏ, chỉ mới làm quen với việc học chữ cái nên cha mẹ không nên đặt quá nhiều kỳ vọng vào con.

Hãy bình tĩnh và kiên nhẫn khi trẻ mắc sai lầm, từ từ sửa và khắc phục cho trẻ, không nên quá nóng vội mong có kết quả nhanh. Khen ngợi và động viên bé khi bé làm tốt hoặc chưa tốt để bé không cảm thấy áp lực với việc luyện viết, tránh tổn thương tâm lý ở trẻ.

XEM THÊM: Làm sao để con không nhút nhát, “Cha Mẹ NÊN BIẾT”

Một số cha mẹ có định hướng cho trẻ tập viết chữ đẹp thì hãy dạy trẻ luyện viết tốt ở những nét cơ bản đầu tiên. Sau đó nâng dần độ khó cho trẻ với các chữ cái, các từ ghép, từ láy, đoạn văn.

Kết hợp với chương trình học trên lớp, cha mẹ có thể dạy kèm lớp 1 ôn tập lại kiến thức khi ở nhà giúp trẻ không bị rối giữa kiến thức ở nhà và tại trường. Ngoài ra học song song giúp cha mẹ cũng dễ dàng đánh giá được khả năng học của con từ đó có những cách hỗ trợ cho trẻ phù hợp.

Gia sư Trí Tuệ Việt chúc các bạn thành công!

Xem thêm: Học phí gia sư dạy kèm tại nhà TPHCM

TRUNG TÂM GIA SƯ TRÍ TUỆ VIỆT

Nhận Giới Thiệu Gia Sư Dạy Kèm Tại Nhà Tất Cả Các Quận, Huyện ở TPHCM.

Điện Thoại : 0983 630 461 – 0932 622 625

Email: [email protected]

Website: www.giasuttv.net

Bài viết khác: