Tổng hợp những cách giúp trẻ chăm học hơn

Ham chơi, thích cái mới lạ và hiếu kỳ là bản năng của trẻ, nó không phải bản tính, do đó đối với cách giúp trẻ chăm học hơn cha mẹ hoàn toàn có thể chủ động dẫn dắt. Cha mẹ không thể dựa vào “uy quyền” của mình mà thúc ép trẻ học hay làm cho trẻ sợ thì trẻ mới chịu học. Theo các nhà tâm lý học, việc giáo dục và dẫn dắt trẻ đều phải có phương pháp đúng đắn.

Có rất nhiều cách giúp trẻ chăm học hơn, sau đây hãy cùng tham khảo những phương pháp để trẻ trở nên ham học, học hành chăm chỉ hơn mà không có tâm lý chống đối hay áp lực. Hãy lắng nghe những chia sẻ từ đội ngũ giáo viên giỏi của Trung tâm gia sư TTV nhé!

XEM THÊM: Gia sư dạy kèm online tại Tp.HCM – Tìm gia sư trực tuyến UY TÍN

1, Những nguyên nhân dẫn đến sự lười biếng học của trẻ

Để biết được cách giúp trẻ chăm học hơn, trước tiên hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân nào làm trẻ biếng học dưới đây.

Yếu tố tâm lý, lứa tuổi

Lẽ dĩ nhiên là hầu hết mọi đứa trẻ đều lười biếng học, vì lứa tuổi của chúng vẫn đang nhận thức thế giới bằng tư duy hành động trực quan chứ chưa phải là tư duy trừu tượng. Nghĩa là khi còn ở tiểu học, trẻ em phần lớn nhận thức thế giới bằng tư duy hành động trực quan, chúng chỉ thấy thế giới và hiểu thế giới bằng những gì mắt thấy tai nghe, chúng chưa thể nhận thức được thế giới xung quanh bằng một tư duy trừu tượng. Nói cách khác là trẻ em giai đoạn tiểu học chưa hiểu được vai trò, tác dụng và lợi ích của việc học hành, đối với chúng, cuộc sống xung quanh có quá nhiều thứ mới mẻ, chúng luôn bị kích thích bởi những hình ảnh, hành động trực quan và bị thu hút bởi chúng.

Do đó, cách giúp trẻ chăm học hơn là cha mẹ phải ôn tồn giảng giải cho các em hiểu được việc học có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống, với tương lai. Khi hiểu được chúng mới thấy trách nhiệm của mình và sẽ học hành chăm chỉ hơn.

Trẻ ỷ lại vào sự nuông chiều của cha mẹ

Rất nhiều gia đình giàu có, những gia đình có con hiếm muộn hoặc gia đình có con duy nhất (độc đinh) thường sẽ rất cưng chiều con cái và đặt con cái lên tất cả. Điều này khiến trẻ hình thành thói quen dựa dẫm vào sự giúp đỡ của cha mẹ, cho rằng mình là trung tâm nên muốn thứ gì sẽ được thứ đó.

Sự nuông chiều của cha mẹ quá đáng sẽ là yếu tố gián tiếp hình thành tính thiếu tự giác, tính ỷ lại và lười lao động sau này. Các em sẽ cho rằng cha mẹ, ông bà đã quá yêu thương, cuôc sống quá đầy đủ, các em có mọi thứ nên sẽ không chủ động học tập, không nổ lực phấn đấu và không có nhu cầu cố gắng làm gì nữa.

Trẻ bị stress vì áp lực học hành

Có thể nói học sinh Việt Nam chịu áp lực học hành chỉ đứng sau học sinh Trung Quốc. Khối lượng kiến thức và thời gian học tập của các em quá lớn, ngày ngày các em không chỉ học hết trên lớp mà còn học ở nhà, học thêm với thầy cô, học trung tâm… Nhiều gia đình còn cho các em học đủ thứ những kỹ năng bổ sung như học đàn, nhảy, hát, học võ, vẽ, tiếng Anh v.v.

XEM THÊM: Tìm gia sư tiếng Anh cho người mất gốc Tp.HCM-Học ở đâu uy tín?

Áp lực học hành quá lớn sẽ khiến trẻ dễ tự kỷ

Học quá nhiều trong khi thời gian dành cho các em thư giãn, nghỉ ngơi không có nên nảy sinh tâm lý stress, áp lực. Đó cũng là nguyên nhân khiến một số em bị chứng tự kỷ, sợ học hành và từ đó các em chán ghét việc học. Xem việc học là một điều gì đó nhàm chán, khủng bố và ám ảnh các em.

Vấn đề sức khỏe

Sức khỏe cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng học tập của các cháu. Có nhiều trẻ vì thể trạng suy nhược do thiếu dinh dưỡng, thiếu ngủ do phải làm việc hay thức khuya quá sức, hoặc mắc các chứng khó đọc, khó học, khó tiếp thu…

Cha mẹ cần phải luôn luôn quan tâm đến sức khỏe của các con trước khi nghĩ đến cách giúp trẻ chăm học hơn. Nhiều phụ huynh chỉ nghĩ đến thành tích học tập, không quan sát và hỏi han trẻ, khi thấy trẻ học tập sa sút hay lười học thì lại la mắng, trách móc, so sánh. Từ đó, làm cho trẻ ngày càng chán học, không muốn học.

XEM THÊM: Khi nào nên cho con học bơi? “CHA MẸ NÊN BIẾT”

2. Cách giúp trẻ chăm học hơn mỗi ngày

Hãy để trẻ vừa học vừa chơi

Trong tác phẩm “Cùng con trưởng thành” của tác giả Đông Tử (Trung Quốc), ông đã không ngừng nhấn mạnh và đề cao quan điểm hãy để trẻ vừa học vừa chơi. Điều này hoàn toàn đúng vì lứa tuổi của các em là lứa tuổi ham chơi, thích hiếu kỳ, nếu như chỉ cho chúng học và học thì chúng sẽ rất buồn, không tập trung và đôi khi hình thành tâm lý chán ghét việc học.

Nhưng nếu chỉ cho trẻ chơi mà không học thì trẻ sẽ không có tương lai. Do đó, Đông Tử khuyên các bậc cha mẹ hãy cân bằng trong việc học và chơi của trẻ. Khi học mà tâm lý chúng thoải mái, vui thích thì mới mang lại hiệu quả. Do đó, hãy để trẻ chơi bên cạnh việc học là cách giúp trẻ chăm học hơn.

Tạo không gian học yêu thích

Một góc học tập tại nhà như ý, đẹp mắt sẽ tạo cho trẻ niềm vui và xua đi nổi buồn chán khi ngồi vào bàn học. Đây cũng là cách giúp trẻ chăm học hơn. Cha mẹ hãy đầu tư cho các con một không gian học tập thoải mái, đầy đủ ánh sáng, bàn ghế thích hợp với lứa tuổi và có nhiều sách, nhiều tài liệu hấp dẫn cho các em, có các vật dụng yêu thích của trẻ…

Giúp con phát triển những môn năng khiếu, môn học yêu thích của mình

Tất nhiên trong các môn học sẽ có những môn trẻ con chán ghét, nhưng cũng có những môn học trẻ rất hứng thú. Cha mẹ hãy quan sát và nhận biết được những bộ môn các con thích và khuyến khích, tán dương các con học tập. Không nên chạy theo thành tích mà ép buộc trẻ phải học đều các môn, điều đó dễ khiến trẻ nảy sinh tâm lý chống đối.

XEM THÊM: Làm sao để con học giỏi-những điều bố mẹ nên biết

Ví dụ, khi con học giỏi môn Văn và chỉ thích học môn Văn, cha mẹ nên dành nhiều thời gian cho con và để cho trẻ thoải mái học bộ môn này, đồng thời cổ vũ, khen thưởng và động viên tinh thần của con. Dưới sự khích lệ của cha mẹ, các em sẽ chăm chỉ nổ lực để học tốt môn Văn hơn và dần dần các cháu sẽ hình thành tính chăm chỉ học tập, khi đó tự các cháu sẽ ý thức được việc cần thiết khi học các môn còn lại. Đây là cách giúp trẻ chăm học hơn mà cha mẹ cần ghi nhớ.

Luôn cổ vũ tinh thần, động viên con học tập

Trong việc giáo dục trẻ, quan trọng nhất là sử dụng “ám thị tích cực”. Nghĩa là cha mẹ cần dùng những lời nói, hành động mang ý nghĩa tích cực để ảnh hưởng và dẫn dắt trẻ. Điều này đươc hiểu là cha mẹ phải nên thường xuyên động viên con học tập, tán dương mỗi khi con đạt được những thành tích nhỏ nhặt nhất. Do vậy cách giúp trẻ chăm học hơn không gì khác là hãy luôn cổ vũ tinh thần cho trẻ. Càng nhận được sự khích lệ và ủng hộ từ cha mẹ, trẻ sẽ tự thấy mình nên có trách nhiệm làm vui lòng các bậc sinh thành, và sẽ trở nên chăm chỉ học tập.

Khi trẻ học hành sa sút, bị điểm kém, cha mẹ tuyệt đối không được la mắng, đánh đập, miệt thị, chửi bưới các con. Mà hãy tìm hiểu nguyên nhân, ôn tồn giảng giải và khích lệ trẻ học tập. Chỉ biết trách mắng, chì chiết, nhục mạ chẳng những không phải là cách giúp trẻ chăm học hơn mà còn hình thành tâm lý chống đối, chán ghét học tập ở trẻ.

Đặt mục tiêu cho con đạt được và dành phần thưởng xứng đáng

Cha mẹ cũng có thể giúp con chăm chỉ học hành hơn bằng cách đặt ra mục tiêu nào đó để thử thách trẻ và một phần thưởng xứng đáng nếu như con đạt được. Trẻ em phần lớn thường hiếu thắng và muốn khẳng định mình, do vậy việc đặt ra mục tiêu cho trẻ thực hiện cũng là một trong những cách giúp trẻ chăm học hơn. Trẻ sẽ có động lực để học tập và nghĩ về phần thưởng mà cha mẹ dành cho mình mà cố gắng.

Trường hợp các con không đạt được mục tiêu, cha mẹ cũng hãy tán dương những gì các con đã cố gắng, ghi nhận sự nỗ lực của trẻ và thỉnh thoảng cũng nên tặng quà cho con. Những món quà tuy nhỏ nhưng sẽ làm chúng rất thích và sẽ biết chăm chỉ học tập hơn đó.

XEM THÊM: Học tiếng Anh online uy tín tại tp. Hồ Chí Minh

Xây dựng kỷ luật mềm giúp trẻ tự giác học

Xây dựng kỷ luật mềm có nghĩa là cha mẹ trao đổi cùng với con và đưa ra một thời khóa biểu và lịch học phù hợp, cân bằng giữa học và chơi để con thực hiện. Với phương pháp này cha mẹ sẽ ngầm nói với trẻ rằng các con phải hoàn thành bài vở và học tập theo thời gian biểu đúng quy định, nếu không thực hiện đúng sẽ không được phép đi chơi hoặc làm các việc khác.

Đây cũng là cách giúp trẻ chăm học hơn, dĩ nhiên cha mẹ không thể dùng uy quyền của bậc làm cha mẹ mà ép buộc, bắt buộc các con học hành thật nhiều và càng không nên tạo áp lực cho trẻ. Việc thiết lập kỷ luật giờ giấc học tập là để giúp trẻ ý thức hơn trong việc học tập. “Giáo dục là nghệ thuật của sư cân bằng” vì vậy cha mẹ hãy rèn luyện các con để chúng biết lúc nào nên học, lúc nào nên chơi nhé.

XEM THÊM: Gia sư dạy kèm lớp 10 tphcm – Chuyên kèm Toán, Lý, Hóa, Anh, Văn

Quan tâm, chia sẻ và tâm sự với con nhiều hơn

Đây là phương pháp cuối cùng trong số những cách giúp trẻ chăm học hơn, cha mẹ nên hiểu rằng trẻ em là những tâm hồn mong manh, dễ bị tổn thương và yếu ớt. Chúng cần nhận được sự quan tâm, hỏi han và chia sẻ của cha mẹ nhiều hơn nữa. Cha mẹ nên tìm hiểu và chia sẻ những khó khăn mà trẻ gặp phải, là chổ dựa tinh thần vững chắc để trẻ được vững vàng tâm lý.

Càng được cha mẹ yêu thương, tâm sự và nói chuyện, mối qua hệ cha con, mẹ con càng trở nên tốt đẹp. Trẻ sẽ ý thức hơn trong việc học vì nhận biết được trách nhiệm và niềm mong mỏi, kỳ vọng của cha mẹ mình.

Trên đây là những gì mà đội ngũ các giáo viên giỏi của trung tâm gia sư Mạc Đĩnh Chi muốn gửi đến quý phụ huynh, mong rằng bài viết ngắn ngủi này sẽ là những kiến thức hữu ích cho các bậc cha mẹ đang khó khăn trong việc tìm ra giải pháp cách giúp trẻ chăm học hơn.

Trung tâm dạy kèm TTV sẵn sàng và hân hạnh được giới thiệu gia sư dạy kèm tại nhà là các giáo viên, giảng viên, các sinh viên chuyên môn sư phạm đến quý phụ huynh, học viên đang có nhu cầu học tập. Với sự tận tâm, nhiệt tình và luôn đặt lợi ích của người học lên trên hết, trung tâm chúng tôi tin chắc sẽ làm hài lòng quý phụ huynh, học viên.

Gia sư Trí Tuệ Việt chúc các bạn thành công!

Xem thêm: Học phí gia sư dạy kèm tại nhà TPHCM

TRUNG TÂM GIA SƯ TRÍ TUỆ VIỆT

Nhận Giới Thiệu Gia Sư Dạy Kèm Tại Nhà Tất Cả Các Quận, Huyện ở TPHCM.

Điện Thoại : 0983 630 461 – 0932 622 625

Email: [email protected]

Website: www.giasuttv.net

Bài viết khác: