Hướng dẫn học sinh rèn tư duy để làm tốt bài Văn miêu tả

Trong bài Văn miêu tả đòi hỏi rất nhiều yếu tố như tư duy, khả năng quan sát và không ít bạn chưa biết thể hiện. Đa số người ta cứ nhầm tưởng bài văn miêu tả là thấy gì nói nấy, chỉ cần miêu tả đúng với những gì đang có hiện tại. Văn miêu tả đòi hỏi học sinh phải trau chút trong từng câu từng chữ hay có những ý tưởng, trí tư duy sáng tạo trong bài. Các bạn cũng phải vận dụng suy luận của mình để có thể áp dụng các biện pháp nhân hóa, so sánh,… nhằm tạo nên bài viết sinh động và sáng tạo hơn. Sau đây, hãy cùng Trung Tâm Gia Sư Trí Tuệ Việt phân tích về vấn đề này để áp dụng cho phù hợp nhé.

Đặc điểm của Văn miêu tả theo từng dạng chủ đề

Văn miêu tả giúp người đọc, người nghe có thể hình dung được các đặc điểm, tính chất của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh…. làm cho đối tượng được miêu tả như hiện ra trước mắt họ. Để thực hiện được yêu cầu đó chúng ta cần có khả năng quan sát, nhìn nhận và xem xét sự vật. Nhận xét liên tưởng hình dung về sự vật đặt trong tương quan các sự vật xung quanh cùng với ví von so sánh. Thể hiện sự liên tưởng độc đáo riêng của người viết hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả.

Tả cảnh: Phải thể hiện một cách chân thực nhất tại hiện lại cảnh vật hiện hữu trong đời sống. Ví dụ khi tả một phiên chợ trong tưởng tượng của em cần dựa trên những đặc điểm thường xảy ra của cảnh đó làm cơ sở tưởng tượng như: Không khí của cảnh, số lượng người với những lứa tuổi tầng lớp nào? chợ diễn ra ở địa điểm nào? Thời tiết khí hậu ra sao?….Những cơ sở đó là thực tế để tưởng tượng theo ý định của mình.

Tả người: Nhân vật thường là người có đặc điểm khác biệt với người thường như ông Tiên, ông Bụt trong truyện cổ tích hay các anh hùng trong truyền thuyết… Phải dựa vào đặc điểm có tính bản chất để tưởng tượng những nét ngoại hình sao cho phù hợp nhất và tạo sự hấp dẫn cho người đọc người nghe.

Cách rèn luyện tư duy để viết Văn miêu tả hấp dẫn

Người tư duy tốt sẽ có khả năng tưởng tượng rất tốt, việc này sẽ giúp cho các bạn có thể tự tái hiện các sự vật, sự việc hay tưởng tượng nên hình ảnh, chân dung và đức tính của các nhân vật chưa bao giờ ta gặp như: Ông Bụt, cô Tiên, mụ Phù thủy…. Hơn hết, khả năng tư duy tốt sẽ giúp các bạn có thể tự tưởng tượng nên và đưa các phép nhân hóa, so sánh vào bài văn để mang lại hiệu ứng tốt hơn đối với người đọc, người nghe. Còn nếu các bạn không chịu tư duy trong bài văn thì sẽ khiến bài văn tẻ nhạt, lạt lẽo không gây hứng thú cho người đọc và người nghe.

Giờ đây các bạn đã biết tư duy tốt có giúp ích gì trong văn miêu tả rồi phải không. Thường thì khả năng tư duy tốt không những có thể áp dụng trong văn miêu tả mà trên thực tế nó còn được áp dụng rất nhiều trong các thể loại khác của văn học, hay trong cách ứng xử và xử lý sự việc trong đời sống. Dó đó khả năng tư duy tốt sẽ có lợi ích rất nhiều đối với chúng ta. Quan trọng nhất, hãy chịu khó luyện tập để sau này làm tiền đề tốt giúp phát triển mọi kĩ năng cần đến trong tương lai. Chúc các bạn tiếp thu thật tốt và đạt kết quả học tập mong muốn.

Xem thêm: Học phí gia sư dạy kèm tại nhà TPHCM

Gia sư Trí Tuệ Việt chúc các bạn thành công !

TRUNG TÂM GIA SƯ TRÍ TUỆ VIỆT

Nhận Giới Thiệu Gia Sư Dạy Kèm Tại Nhà Tất Cả Các Quận, Huyện ở TPHCM.

Điện Thoại : 0983 630 461 – 0932 622 625

Email: giasuttv.tphcm@gmail.com

Website: www.giasuttv.net

Bài viết khác: