Theo bộ giáo dục và đào tạo sau 2015 học sinh phổ thông chỉ cần học 3 -8 môn bắt buộc theo như đề án đổi mới của Bộ GD – ĐT, thay thế cho 11-13 môn như từ trước đến giờ. Sự đánh giá của ban soạn thảo chương trình THPT chương trình môn học quá nhiều và các hoạt động không thiết thực đã sảy ra thường xuyên ở nhiều ngôi trường trung học phổ thông. Với đề án trên có chủ trương giảm mạnh trong chương trình học không qua 8 môn trong mỗi kỳ
Có nhiều đề xuất khác nhau tuy nhiên có vấn đề chương trình hiện hành nghiêng nhiều về kiến thức hàn lâm, coi trọng về kiến thức thực tế, thiết thực và ứng dụng được trong cuộc sống, giúp học sinh hiểu được các vấn đề và giải quyết những tình huống trong cuộc sống. Với nhiều kết quả rà sát và điều tra học sinh, sinh viên ra trường kiến thức còn yếu kiếm , vì vậy quyết định làm giáo trình với những kiến thức gần gủi hơn, ấn tượng hơn.
Như vậy, chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015, sẽ thiết kế theo hướng tích hợp cao của các nước ở các lớp học dưới và phân hóa tự chọn cao ở các lớp bên trên. Tuy nhiên, nhiều vấn đề như học sinh lớp 11, 12 có cần phải học toán; giáo dục công dân nên là môn bắt buộc hay môn tự chọn; có cần thiết phải biến lớp 10 thành năm học có khối lượng kiến thức nặng nề nhất với 15 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc…; đang tiếp tục được các chuyên gia giáo dục bàn luận với nhiều ý kiến trái chiều.
Như vậy chương trình giáo dục của học sinh phổ thông chỉ cần học 3 -8 môn bắt buộc theo thiết kế trên, tiếp tục với đó là đó môn toán và môn GDCD bắt buột hay tự chọn, 15 môn học ở lớp 10 có cần thiết hay không, đó câu hỏi được đặt ra với bộ GD và ĐT cùng với đó các chuyên gia giáo dục hàng đầu Việt Nam đang vào cuộc để nghiên cứu và có những giải pháp tối ưu cho giáo dục VN trong 2015
Nguồn: Trung Tâm Gia Sư TPHCM Trí Tuệ Việt sưu tầm và chia sẽ
Bài viết liên quan nhất
Kinh nghiệm để chọn trường thi đại học
Bí quyết thi đại học của Thầy Nguyễn Thượng Võ