Cách khắc phục tình trạng viết Văn “râu ông nọ cắm cằm bà kia”

Môn Văn đòi hỏi sự siêng năng, chăm chỉ bên cạnh tố chất năng khiếu để câu văn mượt mà, hấp dẫn. Học sinh cần chịu khó đọc sách, báo, tác phẩm để khi phân tích tác phẩm nhấn mạnh được các ý chính mà tác giả muốn truyền tải. Nắm vững những ý chính của các tác phẩm văn, thơ để phân tích đúng, không lạc đề và không gặp phải tình trạng “râu ông nọ cắm cằm bà kia” trong khi phân tích. Tình trạng này đang ngày một nhiều chứng tỏ sự quan tâm của học sinh đến môn Văn nói chung và các tác phẩm văn học nói riêng là chưa đủ.

1. Thế nào về tình trạng “râu ông nọ cắm cằm bà kia”

Trong môn tập làm văn, phần nghị luận văn học là một phần khó vì vậy số đông học sinh đều rất ngại học và không hứng thú nghe giảng. Với đặc trưng môn học khô cứng và trừu tượng, hơn nữa lại đòi hỏi học sinh phải vận dụng hiểu biết ở mức độ cao để tạo lập văn bản nên dễ khiến các em học sinh nản lòng. Nếu không nắm chắc lý thuyết cơ bản, không hiểu biết những kiến thức thực tế sâu sắc và không thường xuyên rèn luyện khả năng phân tích, tổng hợp thì các em học sinh sẽ rất lười suy nghĩ và nghiên cứu các tác phẩm văn học.

Để cứu cánh cho tình trạng này, nhiều em phụ thuộc vào những bài văn mẫu, trong trường hợp ra đề giống đề văn mẫu thì bê vào nguyên xi, nếu không thì lại mỗi chỗ chép một phần mà không nắm được nội dung dẫn đến tình trạng “râu ông nọ cắm cằm bà kia” khi làm bài. Với kiến thức hạn chế và không chịu khó đọc tác phẩm dẫn đến khi làm bài các em sẽ cắt ghép từ những mảnh vụn mà mình nhặt nhạnh được và những tình tiết mà mình nhớ để tạo thành một bài văn thiếu logic.

2. Một vài ví dụ “râu ông nọ cắm cằm bà kia” khi làm văn

Bài làm thứ 1

Mị vốn là một nhân vật xinh đẹp, tuy nhiên qua ngòi bút của các bạn học sinh thì lại trở nên như thế này: “Mị về làm dâu nhà Bá Hộ, vì làm việc cực nhọc quần quật, ăn không ăn ngủ không ngủ nên trở thành một thứ xấu xí, người không ra người, ngợm không ra ngợm…” – cái này gợi nhớ đến hình tượng Chí Phèo sau khi ra tù. Ở đây ta thấy em học sinh đã có sự nhầm lẫn và đan xen giữa hai tác phẩm không liên quan.

Bài làm thứ 2

Khi mô tả hoàn cảnh của A Phủ, một bạn học sinh tỏ ra khá bức xúc: “Khi thấy chồng mình bị trói, Mị đau lòng lắm, cảm thấy ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa…” – lúc này đã lạc đề qua “Hịch tướng sĩ”. “Lại về A Phủ, khi thấy vợ bị bọn nó đánh đập, hành hạ thì ngay lập tức xách dao đến nhà Bá Kiến, đâm chết hắn rồi tự sát luôn” – Bạn học sinh đã lạc luôn qua tác phẩm “Chí Phèo”

Bài làm thứ 3

Ở đây em học sinh lại càng khái quát hơn khi mang cả 3 tác phẩm: “Vợ nhặt” của Kim Lân, “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài và “Chí phèo” của Nam Cao vào phân tích cùng với nhau. Đoạn văn như sau: “ Tình huống diễn ra nói lên cái bất thường của con người là Tràng vợ Thị, ả bị vợ chồng A Phủ bắt về để cúng mà nhà Thống lý Bá tra để gạt nợ cho người cha, mặc cho Thị nhất quyết theo Chí Phèo về làng Vũ Đại ở túp lều bên sông”

Trên đây là một vài ví dụ cho tình trạng “râu ông nọ cắm cằm bà kia” khi làm bài văn. Vì không nắm rõ kiến thức nên các em không nhớ rõ những tình tiết của truyện cũng như những nhân vật trong truyện. Từ đó có sự nhầm lẫn trong phân tích dẫn đến những tình huống dở khóc dở cười cho người chấm. Tình trạng diễn ra không phải lỗi hoàn toàn ở các em học sinh, một phần do tác phẩm dài, khó nhớ mà thầy cô không thể hướng dẫn từng các bước phân tích, nghị luận tác phẩm Văn học.

3. Giải pháp giúp học sinh khắc phục vấn đề trên hiệu quả

Thứ 1: Yếu tố từ chính bản thân người học, chăm chỉ và cần mẫn là điều quan trọng nhất. Vì khi đã đọc nhiều, nhớ rõ tình tiết thì không lý do gì học sinh lại viết văn nhầm lẫn từ tác phẩm này sang tác phẩm khác.

Thứ 2: Chất lượng giảng dạy – Giáo viên cần lấy những ví dụ sát với thực tế và dễ nhớ để các em có điểm nhấn cho bài văn. Thay vì cứ thao thao giảng dạy những tác phẩm cách thế hệ học sinh vài chục năm mà không có liên tưởng hiện nay thì giờ học khô khan, nhàm chán khiến học sinh khó tiếp thu.

Thứ 3: Trung Tâm Gia Sư Dạy Kèm Trí Tuệ Việt cung cấp đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp và có trình độ cao đảm nhiệm gia sư Văn tại TPHCM. Chúng tôi chắc chắn sẽ mang lại cho các em niềm yêu thích với môn văn và khả năng phân tích tác phẩm hay, hấp dẫn và chính xác.

Xem thêm: Học phí gia sư dạy kèm tại nhà TPHCM

Gia sư Trí Tuệ Việt chúc các bạn thành công !

TRUNG TÂM GIA SƯ TRÍ TUỆ VIỆT

Nhận Giới Thiệu Gia Sư Dạy Kèm Tại Nhà Tất Cả Các Quận, Huyện ở TPHCM.

Điện Thoại : 0983 630 461 – 0932 622 625

Email: giasuttv.tphcm@gmail.com

Website: www.giasuttv.net

Bài viết khác: