10 sai lầm thường gặp của người mới ra trường

Kết thúc 16 năm học phổ thông và đại học, bạn hân hoan cầm trên tay tấm bằng để bắt đầu cuộc sống của người tự lập. Tuy nhiên không ít bạn trẻ dù kiến thức và nhiệt huyết tràn đầy vẫn thường mắc phải những lỗi phổ biến sau khi tìm việc.

1. Không hiểu rõ ràng về trình độ bản thân
Rất nhiều sinh viên khi tốt nghiệp ra trường không hiểu rõ trình độ của mình phù hợp với loại công việc nào. Và hậu quả là họ thường chọn những công việc quá tầm và trở nên bực bội khi không được mời phỏng vấn.
Để tránh rơi vào tình cảnh này, bạn cần phải tìm cách làm quen và trò chuyện với những người ở trong ngành mà bạn muốn gia nhập để hiểu rõ vị trí của mình đang ở đâu và công việc nào là phù hợp với mình.

[​IMG]
Ảo tưởng về bản thân là sai lầm rất dễ mắc phải của những sinh viên chưa có kinh nghiệm.​

2. Bản lý lịch quá dài dòng
Ngay khi vừa mới tốt nghiệp, các sinh viên thường hiếm khi có đủ kinh nghiệm để trình bày trọn vẹn một trang trong bản lý lịch của mình. Do vậy nếu bạn trình bày bản lý lịch của mình một cách quá dài dòng, nhà tuyển dụng sẽ có ấn tượng bạn không biết cách trình bay hoặc tự cao. Hãy cố gắng viết chỉ trong một trang giấy nếu kinh nghiệm của bạn có hạn.

[​IMG]
Nhà tuyển dụng sẽ bỏ qua những bản CV quá dài dòng.​

3. Liệt kê quá nhiều chi tiết về quá trình học tập
Không ít bạn trẻ mới tốt nghiệp do còn thiếu kinh nghiệm làm việc nên thường lấy quá trình học tập làm nội dung chính cho bản lý lịch của mình. Tuy nhiên nếu sa đà vào việc này, bạn cũng đang đánh mất cơ hội của mình.
Một nhà tuyển dụng thường chỉ dành khoảng 20 – 30 giây nhìn lướt qua bản lý lịch của ứng viên và họ thường muốn thấy kinh nghiệm của bạn có liên quan trực tiếp tới công việc bạn đang ứng tuyển ra sao, chứ không phải một danh sách những khóa học và môn học bạn đã hòan thành.

4. Không tìm hiểu từ những người xung quanh
Một số người thường cảm thấy việc tìm cơ hội việc làm từ bạn bè của bố mẹ có gì đó không hay. Tuy nhiên tìm việc thông qua những người quen biết là một việc làm bình thường và thậm chí rất hiệu quả. Những người quen biết có thể giới thiệu cho bạn công việc, tiến cử bạn với nhà tuyển dụng và đem đến những thông tin quý giá về lĩnh vực bạn muốn tham gia.
Nếu bạn bỏ qua họ bởi bạn cảm thấy ngại hoặc không tin rằng việc này sẽ hiệu quả thì bạn đã từ bỏ một công cụ rất hữu ích trong khi tìm việc.

[​IMG]
Những người quen biết có thể giới thiệu cho bạn công việc, tiến cử bạn với nhà tuyển dụng và đem đến những thông tin quý giá về lĩnh vực bạn muốn tham gia.​

5. Coi mọi cơ hội là ngang nhau
Có rất nhiều công việc phù hợp với bạn. Nhưng bạn không thể viết một lá thư xin việc cho mọi loại công việc khác nhau và gửi những lá thư xin việc giống hệt nhau đến những công ty khác nhau. Ở mỗi vị trí tuyển dụng lại đòi hỏi ở bạn những kĩ năng và sự hiểu biết khác nhau. Vì vậy, tìm hiểu kĩ thông tin về vị trí tuyển dụng, làm bạn “nổi bật” và hãy thử sức mình ở nhiều cơ hội nghề nghiệp khác nhau để bạn có thể tìm cho mình một công việc phù hợp nhất với con người, với ước mơ và niềm đam mê của mình.

[​IMG]
Tìm hiểu kĩ thông tin về vị trí tuyển dụng để bạn có thể tìm cho mình một công việc phù hợp nhất với con người, với ước mơ và niềm đam mê của mình.​

6. Mắc những lối do bất cẩn
Sai lỗi chính tả, lủng củng trong cách hành văn là một trong rất nhiều lỗi sai mà nhiều sinh viên mới ra trường hay mắc phải. Bạn phải kiểm tra kĩ lưỡng để chắc chắn mình không mắc những lỗi ngớ ngẩn như thế trong bản CV, thư cảm ơn,….Đôi khi, không biết viết một bức thư ngắn để cảm ơn người đã giúp đỡ mình cũng là điều mà nhiều sinh viên sau khi ra trường không làm được. Bạn phải chắc chắn rằng tất cả “tài liệu được gửi đi phải thật hoàn hảo”!

7. Bỏ qua những điều nên làm
Khi bạn muốn xin vào vị trí nào đó, bạn phải tìm hiểu thật kĩ những yêu cầu, đòi hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra. Thay vì nắm được những thông tin cơ bản, bạn hãy nghiên cứu, tìm hiểu sâu về vị trí mà bạn quan tâm. Đó chính là cách bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

8. Hình ảnh không chuyên nghiệp
Trước khi gặp trực tiếp nhà tuyển dụng thì những bức ảnh của bạn được đăng tải trên mạng thông qua các trang cá nhân như trên Facebook, blog, twoo,…là tất cả nhưng gì nhà tuyển dụng biết về bạn. Một số sinh viên bày tỏ thái độ đối với một công việc, một công ty hay một nhân vật nào đó mà họ không ưa trên blog hoặc mạng xã hội ảo MySpace.
Điều này khá nguy hiểm vì nhà tuyển dụng sẽ sử dụng Google để tìm kiếm thông tin về bạn, đánh giá cách cư xử, nhìn nhận vấn đề của bạn, thậm chí là đánh giá cả nhân cách của bạn. Tốt nhất là bạn nên chắc chắn là những thông tin trên mạng có liên quan đến bạn không xúc phạm đến ai. Và hạn chế tối thiểu những hình ảnh trông thật ngộ nghĩnh, ngốc nghếch và buồn cười của bạn.

9. Phong cách thiếu chuyên nghiệp
Khi đã bắt tay và tìm việc, ngoài việc chuẩn bị tốt về mặt kiến thức, các kĩ năng cần có, vốn ngoại ngữ và một vài tài lẻ, bạn cần tạo cho mình một “phong cách” thật sự chuyên nghiệp. Từ cách đi đứng, nói năng, cách trả lời điện thoại, ngôn từ sử dụng sao cho nhất quán, phù hợp với tính cách và con người của mình.
Một số nhà tuyển dụng cho biết, nhiều sinh viên mới tốt nghiệp thậm chí đã sử dụng tiếng lóng khi nói chuyện với họ. Hay khi nhà tuyển dụng gọi điện cho bạn mà bạn đang ở nơi ồn ào, tốt nhất bạn nên xin lỗi và hẹn gọi lại họ vài phút sau gọi lại. Ngay cả khi viết mail cũng nên chú ý đến kiểu viết, cách viết, kiểu chữ kí, tránh sử dụng kiểu trang trí cầu kỳ, màu sắc lòe loẹt.

[​IMG]
Ăn mặc thiếu chuyên nghiệp cũng khiến bạn bị trừ điểm trong mắt các nhà tuyển dụng.​

10. Quên phép xử sự lịch sự
Bạn có thể không nhận được nhận vào làm việc ở tất cả các công ty mình đã nộp đơn, nhưng bạn luôn phải tỏ ra nhã nhặn, lịch sự đối với tất cả những nhà tuyển dụng mình đã tiếp xúc. Hãy tỏ rõ sự biết ơn đối với những người đã giúp đỡ bạn trong suốt “hành trình tìm việc” của mình dù cho họ có thể chẳng giúp được gì cho bạn. Một điều nữa là bạn nên viết thư cảm ơn tất cả những nhà tuyển dụng đã phỏng vấn bạn.
“Trong môi trường việc làm ngày nay, có không ít những sai sót mà bạn có thể gặp phải khi lần đầu tiên tìm việc cho mình. Đừng để một trong bảy sai lầm ấy phá hỏng giấc mơ được làm công việc mình yêu thích sau khi tốt nghiệp của bạn,” Max Messmer, chủ tịch của Accountemps cho biết.

                                                                                   (Trích từ kenhsinhvien.net Theo Dân Trí​)

Trả lời