không học đại học thì làm gì là một trong những câu hỏi được các em tốt nghiệp trung học phổ thông được đưa ra khá phổ biến cho đến thời điểm này vì nhiều lý do và nguyên nhân, trong thời gian gần đây một bộ phận các bạn cho rằng, học đại học cũng không để làm gì. Cũng không hẳn là sai vì đưa ra khá nhiều nguyên nhân có tính thuyết phục
Một độc giả GDVN phân tích cho rằng theo phân tích con số thất nghiệp gần chính xác là số 162.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp được Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội, Tổng cục Thống kê và tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) công bố vào sáng ngày 1/7/2014. Con số này được gia tăng không ngừng, cái nhìn thiết thực không biết đỗ lỗi ai, cũng là một trong nhiều vấn đề nhức nhối đối với các chuyên gia giáo dục Việt Nam.
Và phong trào này được gia tăng nhờ vào sự tác động của các trang báo lớn đưa ra những tấm gương với các tiêu đề rất thu hút người xem, ví dụ như cô gái bỏ học đại học thi hoa hậu, thương gia tỷ phú nói không với đại học và tiếp theo đó là những phân tích Chân dung Bill Gates người từng bỏ đại học Harvard rồi trở thành tỷ phú…. rất nhiều các lý do được đưa ra những thật sự chưa có sự phân tích thích đáng có và sâu sắc về chuyện trên.
Dạy học đại học, cao đẳng như “bán bằng” thì chuyện thừa sẽ là lẽ đường nhiên
Các chuyên gia giáo dục cho rằng, không xã hội nào trên trái đất này cần nhiều thầy hơn thợ. Chuyện thừa kỹ sư thiếu công nhân là một trong nhiều câu chuyện được nhắt lại rất nhiều lần trong cuộc họp báo và vẫn chưa tìm ra cách khắc phục, bài toán nan giải
Chuyện thừa thầy thiếu thợ thì đã được bàn luận rất kỹ từ lâu. Các chuyên gia cũng đã đưa ra được cách khắc phục, nhưng chưa có nơi nào làm đúng, làm được.
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam có cuộc trao đổi với GS. TSKH Nguyễn Xuân Hãn (Đại học Quốc gia Hà Nội) về vấn đề trên để làm rõ hơn về nguyên nhân chúng ta mãi lúng túng trong bài toán này.
Theo GS. TSKH. Nguyễn Xuân Hãn: Theo con số thông báo chính thức, một năm đã tăng thêm 72.000 người có bằng đại học trở lên thất nghiệp, tính đến nay tổng số là hơn 158.000 người, đây sẽ là hệ lụy gây bất ổn xã hội. Nguyên nhân nằm ở chỗ không chú trọng bài toán chất lượng có từ ngày xưa. Hiểu đơn giản tức là việc mở rộng đại học là đúng nhưng không có nghĩa là học đại học tương tự như “bán bằng” cho họ mà phải dạy/học nghiêm túc để có chất lượng.
Bất kỳ đường lối chính sách nào của nhà nước đều phải xuất phát từ thực tiễn, trong khi đó giáo dục sính ngoại, lúc đầu “sao chép” chương trình giáo dục của đại học, sao chép mô hình Đại học Quốc gia và Đại học vùng–từ Thái Lan gộp các trường đại học thành các đại học lớn- mô hình vừa đội nón vừa che ô, vênh với hệ thống tổ chức Nhà nước ta.
Việt nam sẽ giải quyết nguồn nhân lực như thế nào
Hạn chế lớn nhất về vấn đề đạo tạo ở Việt Nam là Bộ Giáo dục & Đào tạo chưa có sự quản lý chặt chẽ trong quá trình tuyển sinh và đào tạo giữa các trường.
Hầu hết các trường đại học, cao đẳng mạnh ai nấy làm. Tuyển sinh thế nào? Đào tạo ra sao là do từng trường quyết định. Trong khi đó việc định hướng ngành nghề cho các học sinh trước khi làm hồ sơ dự thi và các trường thì chưa có. Các em đa phần dự thi vào các trường phụ thuộc vào sở thích của mình, hoặc do bố mẹ định hướng hay bạn bè rủ rê. Do đó khi đào tạo ra không phù hợp với thị trường lao động.
Nếu như để ý những năm gần đây, chúng ta đều thấy rằng, vấn đề tạo ra việc làm mới giảm chỉ số thất nghiệp là một sức ép rất lớn đối với Tổng thống Mỹ trong các chính sách kinh tế.
Do vậy, ở Mỹ và các nước khác có thể có nhiều thông tin hơn về thị trường lao động để hỗ trợ cho việc chọn ngành nghề. Ví dụ, các bảng xếp hạng lương của các ngành chẳng hạn và dự đoán về thị trường lao động. Lựa chọn ngành nghề là tự do của mọi người, tuy nhiên căn cứ vào đó họ sẽ tự điều chỉnh theo thị trường lao động.
Để giải quyết được vấn đề trên, có lẽ Việt Nam cần phải học tập theo Mỹ và các nước. Song để thực hiện nếu chỉ riêng mình Bộ Giáo dục & Đào tạo thì không thể làm được. Thực tế hiện nay Bộ Giáo dục & Đào tạo quản lý 412 trường đại học, cao đẳng. Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội đang quản lý hệ thống 2.500 trường cao đẳng, trung cấp và các trung tâm đào tạo nghề.
Hai Bộ này rất ít phối hợp với nhau trong việc định hướng và kế hoạch đạo tạo. Không những vậy cả hai còn ra sức cạnh tranh bằng hình thức bỏ tiền ra để quảng cáo nhằm lôi kéo học viên về mình.
Để giải quyết được vấn đề này, điều quan trọng là phải cùng một lúc phối hợp với nhiều các cơ quan ban ngành để triển khai đồng loạt. Con số 162.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp được cho là rất lớn, song tin chắc rằng trong tương lai sẽ được giải quyết ổn thỏa.
Thực tế, theo quyết định 1231 /Q Đ –TT ngày 7/9/2012 của Chính phủ ban hành sẽ thành lập 350.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ mục tiêu đến nam 2015. Để các doanh nghiệp phát triển ổn định trước sự biến động của nền kinh tế thị trường, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đề ra các nhóm giải pháp. Trong đó quan trọng như, thành lập Qũy phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp có các dự án.
Bênh cạnh đó sẽ đẩy mạnh triển khai thực hiện chương trình đổi mới, ứng dựng công nghệ. Đặc biệt là ứng dựng công nghệ cao tạo ra các sản phẩm mới trong thiết bị máy móc hiện đại.
Nếu kế hoạch này sớm hoàn thành thì nó sẽ góp phần giải quyết công việc với số lượng lao động rất lớn. Con số 162.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp không còn khiến dư luận lo sợ như hiện nay nữa.
Tới đây chắc mọi người cũng từ vấn tích được rằng không học đại học thì làm gì và không học đại học sẽ làm gì rồi chứ. Chúc mọi người nên chọn đúng con đường
Nguồn : Gia su TRí Tuệ Việt sưu tầm và mô tả lại
Trung tam gia su TTV chúc các bạn thành công!