Không định hướng được nghề nghiệp, tác hại như thế nào

Từng là một học sinh ở một trường chuyên THPT Hà Nội, một bạn sinh viên tâm sự rằng tôi từng chọn ngành Tài chính như một giải pháp phù hợp, trong khi chẵn biết chọn trường nào đại học nào để thi cho phù hợp. Không có ai định hướng cho tôi cả, tôi phát hiện ra nhiều điều, ghét những gì liên quan đến tính toán và dần chán nản với ngành nghề này.

dinh huong nghe nghiep

Khá là nhiều bạn sinh viên than nản, than rằng mình đang theo học những ngành mình không có sự thích thú trong đó, có nhiều sinh viên nói rằng cho dù đã có những bằng đại học được gọi là danh tiếng nhất nhì Việt Nam, nhưng có rất nhiều bạn tâm sự rằng không biết rằng mình đam mê và không có sự thích thú cái ngành mình đã theo học suốt năm 5 trời. Phần đông trong các bạn sinh viên nói rằng tôi đang thiếu sự định hướng một cách rõ ràng và quan trọng hơn là không biết mình thích và đam mê những gì để mà theo đuổi, đa phần các bạn chọn trường theo năng lực hoặc nguồn lao động tương lai và theo sai khiến của gia đình, bạn bè. Trong khi một phần thời gian lớn ở giảng đường đại học, cao đẳng các sinh viên mới ngộ nhận ra rằng mình đã chọn sai ngành học, một bạn đang học một trường đại học danh tiếng ở Hà Nội tâm sự với chúng tôi rằng

“Em đang ghét ngành mình học vô cùng. Là dân chuyên Lý của THPT Hà Nội Amsterdam, em chọn Tài chính ngân hàng như một giải pháp phù hợp khi không biết thi vào đâu và không có ai giúp định hướng nghề nghiệp. Càng học, em càng nhận ra mình ghét tính toán và những con số lằng nhằng. Dù điểm số vẫn đạt loại giỏi, nhưng em cảm thấy không hứng thú, đôi lúc mệt mỏi và không biết học để làm gì”

Mặt dù đã là sinh viên năm cuối của một học viện kỹ thuật quân sự nhưng một sinh viên tên Quang Ngọc không thấy một thích thú gì với ngành mà khi còn 12 đăng ký tuyển sinh, Ngọc nói tôi không có một chút gì đó gọi là công việc tương lại, cũng chưa hiểu hết bản thân, con người mình thích gì phù hợp với môi trường gì, khi chọn ngành sau này tôi cũng không biết rằng sau này sẽ học gì và làm những gì

Gần 5 năm học với ngành khô khan, ràng buột đôi lúc Ngọc muốn bỏ cuộc giữa chừng, nhưng Ngọc cố gắng xuốt năm năm và cũng đã lấy ra một tấm bằng trung bình mà chả  yêu thích gì chàng trai sinh viên chia sẽ

Nghĩ về 5 năm học ĐH Bách khoa Hà Nội, chị Nguyễn Khánh Phương (45 tuổi) tỏ ra tiếc nuối vì đã lãng phí thời gian, tiền của để học ngành mà mình không yêu thích. Là sinh viên ưu tú, ra trường có việc làm ngay, nhưng chị Phương chỉ duy trì công việc theo đúng ngành học được 2 năm rồi nghỉ vì “không chịu đựng được nữa”. Năm 30 tuổi, chị phát hiện mình thích dạy học và trở thành sinh viên một lần nữa. Đến nay, chị đã là cô giáo tiếng Anh có 10 năm kinh nghiệm và hài lòng với công việc của mình.

Theo khảo sát vào 2011 trên 3000 sinh viên đã tốt nghiệp các trường đại học quốc gia HN và TPHCM thực hiện phỏng vấn cho thấy rằng hơn 70% chưa hề có một định hướng rõ ràng tương lai cho nghề nghiệp của mình sau khi kết thúc tốt nghiệp. Theo một thạc sỹ của một trường đại học ở TPHCM từng có tham gia nghiên cứu nói rằng sự mù mờ tương lai, nghề nghiệp, định hương của sinh viên cực kỳ cao. Những suy nghĩ chưa được chín chắn được ưu tiên nhất trong quá trình chọn trường và ngành để học.

Nguồn: Gia Sư Trí Tuệ Việt Sưu Tâm và chia sẽ

Trung tam gia su TTV chúc các bạn thành công!