6 phương pháp dạy trẻ Tiểu học tính tự lập mà cha mẹ cần biết

Trước thực trạng các gia đình hiện nay chỉ 1 – 2 con dẫn đến nhiều trẻ được cha mẹ nuông chiều không đúng cách. Từ đó tạo thói quan ỷ lại, mặc dù có những việc bản thân trẻ có thể làm nhưng vẫn dựa dẫm và phụ thuộc vào người khác. Chính vì vậy, không rèn cho trẻ tính tự lập ngay từ khi còn nhỏ sẽ khiến trẻ thiếu bản lĩnh trong học tập và cuộc sống tương lai. Tất nhiên cần uốn nắn trẻ theo từng bước cụ thể mới khắc phục được tình trạng trên hiệu quả. Gia sư tại nhà Trí Tuệ Việt xin chia sẻ bài viết dưới đây sẽ gợi ý 6 phương pháp dạy trẻ Tiểu học tính tự lập mà cha mẹ nên áp dụng.

1. Đừng để trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào cha mẹ

Nhiều bậc làm cha làm mẹ vì yêu chiều con mà suốt ngày bao bọc, làm cho con tất cả mọi việc từ nhỏ đến lớn. Điều này vô hình chung khiến trẻ bị phụ thuộc, nếu thiếu cha mẹ trẻ sẽ không làm được bất cứ việc gì. Cha mẹ vì vậy nên cho con những khoảng thời gian riêng tư, cho con tập ngủ một mình, để con giải quyết những việc của bản thân. Nếu trẻ gặp khó khăn thì cha mẹ mới gợi ý và giúp đỡ con cùng vượt qua những trở ngại đó, có như vậy trẻ hình thành được tính tự lập ngay từ khi còn nhỏ.

2. Không dễ dàng thỏa mãn các yêu cầu của trẻ

Trẻ trong độ tuổi Tiểu học vẫn còn rất ham chơi, thường đòi hỏi mẹ đồ chơi hay những thứ mình mong muốn. Nếu cha mẹ luôn luôn đáp ứng những yêu cầu của con thì sẽ dẫn đến tình trạng trẻ thiếu kiên nhẫn, không biết quý trọng những vật dụng mà mình có được. Khi gặp trường hợp này, cha mẹ nên giải thích cho con vai trò quan trọng của đồng tiền, nếu con muốn mua đồ chơi, truyện tranh thì cần làm việc nhà, học cách tiết kiệm từ tiền tiêu vặt bố mẹ cho hàng ngày hoặc hàng tuần để mua có tiền mua những đồ vật đó. Dần dần, trẻ học được tính tự lập, trẻ sẽ biết tự mình nỗ lực để đạt được những điều mình mong muốn.

3. Hướng dẫn trẻ tự làm những việc nhà vừa sức

Khi trẻ có thời gian rảnh, cha mẹ có thể nhắc nhở con làm việc nhà và phải giữ nhà cửa sạch sẽ để tất cả thành viên được đảm bảo sức khỏe. Lúc cha mẹ vắng nhà, con có thể làm các công việc nhỏ như: Tưới cây, quét nhà, lau bàn ghế, rửa bát… Những công việc này trẻ làm thường xuyên dần dần sẽ trở thành thói quen, không cần ai nhắc nhở thì trẻ vẫn tự giác thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Làm việc nhà giúp con hình thành sự tính cẩn thận, tự lập trong cuộc sống, con có thể tự chăm lo cho bản thân nếu cha mẹ không ở bên cạnh. Tuy nhiên cha mẹ chỉ nên yêu cầu con làm những việc vừa với sức khỏe của con, tuyệt đối không để trẻ làm những công việc nặng nhọc, ảnh hưởng đến thể chất của trẻ.

4. Dạy con quản lý tiền bạc hợp lý, đúng lứa tuổi

Nhiều cha mẹ thường cấm đoán việc con sử dụng tiền bạc khi nhỏ, tuy nhiên điều này là hoàn toàn sai lầm. Thay vì cấm đoán con thì cha mẹ nên dạy con cách quản lí tiền bạc và biết cách sử dụng đồng tiền. Để làm điều này, mẹ có thể mua cho trẻ một con heo đất để trẻ tiết kiệm tiền. Khi để dành một số tiền nhất định thì trẻ có thể lấy ra để mua các dụng cụ học tập hay món đồ mình yêu thích. Cha mẹ cũng cần nhắc nhở con phải mua những đồ dùng mình thực sự cần tới, cho con ghi chép những món đồ mình mua vào cuốn sổ nhỏ. Cuối tháng cha mẹ sẽ cùng con thảo luận và phân tích xem con đã chi tiêu đúng chưa? Về sau trẻ sẽ hình thành được tính tự lập, biết cách quản lý tiền bạc sao cho hợp lí nhất.

5. Dạy con biết hành động và chịu trách nhiệm

Hầu hết trẻ con thường sợ phải nhận lỗi, sợ bố mẹ phạt. Các em không dám đứng ra xin lỗi về những việc mình đã làm. Lúc này cha mẹ cần phải dạy con biết tự chịu trách nhiệm trước những lỗi lầm của mình. Ví dụ trẻ làm rách cuốn sách của bạn thì cần phải xin lỗi chân thành, lấy băng keo dán lại cuốn sách thật cẩn thận. Hoặc trẻ có những lời lẽ xúc phạm bạn khác thì cũng cần xin lỗi và hứa lần sau không bao giờ tái phạm. Biết xin lỗi là hành động đáng được hoan nghênh, điều này thể hiện trẻ đã dám chịu trách nhiệm trước những lỗi sai của mình. Dám chịu trách nhiệm là một biểu hiện của tính dũng cảm và tự lập trong cuộc sống.

6. Luôn bên cạnh trẻ nhưng hạn chế sự trợ giúp

Việc hình thành cho trẻ tính tự lập là điều vô cùng tốt, tuy nhiên cũng không phải vì thế mà cha mẹ để trẻ làm tất cả mọi việc. Quan trọng nhất là cha mẹ cần luôn dõi theo, quan sát những việc trẻ làm, kịp thời giúp đỡ trẻ vượt qua những khó khăn. Bí quyết mà cha mẹ có thể áp dụng ở đây là sự kiên nhẫn, chỉ giúp trẻ trong những trường hợp cần thiết, bắt buộc có sự can thiệp của phụ huynh. Dù trẻ có làm chưa được tốt lắm thì phụ huynh cũng cần dành sự động viên khích lệ trẻ, cổ vũ tinh thần giúp các em tự tin hơn trong những lần sau. Nếu chỉ vì các em làm chưa tốt mà phụ huynh đã mắng, giận chắc chắn trẻ cảm thấy mất tinh thần.

Kết luận: Đức tính tự lập của trẻ Tiểu học chỉ có thể có được quá quá trình rèn luyện nghiêm túc, có sự bên cạnh khích lệ của cha mẹ. Tự lập rất cần thiết để giúp trẻ trưởng thành và vững bước trên con đường tương lai phía trước. Hi vọng với những phương pháp trong bài viết được Trung Tâm Gia sư Trí Tuệ Việt gợi ý trên đây sẽ giúp các bậc phụ huynh rèn được cho con mình đức tính quý báu đó ngay từ nhỏ.

Gia sư Trí Tuệ Việt chúc các bạn thành công !

TRUNG TÂM GIA SƯ TRÍ TUỆ VIỆT

Nhận Giới Thiệu Gia Sư Dạy Kèm Tại Nhà Tất Cả Các Quận, Huyện ở TPHCM.

Điện Thoại : 0983 630 461 – 0932 622 625

Email: giasuttv.tphcm@gmail.com

Website: www.giasuttv.net

Fanpage: Gia Sư Trí Tuệ Việt

Xem thêm: Học phí gia sư dạy kèm tại nhà TPHCM