Bảng chữ cái tiếng Đức đầy đủ nhất

Sau đây trung tâm day kem chúng tôi xin chia sẽ cho các bạn bảng chữ cái tiếng Đức dể học nhất có thể, được chúng tôi sưu tầm và sửa chửa lại thành một bảng chữ cái chuẩn nhất có thể. Mong rằng các bạn đọc xong có chút mường tượng về tiếng đức nhé.

Cách viết bảng chữ cái tiếng Đức.

A a

(a)

B b

(bee)

C c

(zee)

D d

(dee)

E e

(e)

F f

(eff)

G g

(gee)

H h

(ha)

I i

(i)

J j

(jott)

K k

(ka)

L l

(ell)

M m

(em)

N n

(en)

O o

(o)

P p

(pee)

Q q

(ku)

R r

(er)

S s

(es)

T t

(tee)

U u

(u)

V v

(fau)

W w

(wee)

X x

(iks)

Y y

(üpsilon)

Z z

(zett)

Cách đọc nguyên âm và phát âm trong tiếng đức

Một vài kinh nghiệm học tiếng đức

Rất may là chúng ta có thể đánh vần và đọc được chữ Đức. Khác hẳn với tiếng Anh hay là tiếng Pháp (viết một đằng đọc một nẻo) người Đức có thể đọc được chữ Việt và ngược lại người Việt có thể đọc được chữ Đức. Dĩ nhiên là không hoàn toàn giống nhau, nhưng cũng lơ lớ. Đây là thuận lợi lớn nhất cho chúng ta.

Qua bảng trên thì chỉ có một vài chữ đọc khác đi.

Chữ „g (G)“ trong tiếng Đức đọc là „kê“ hơi kéo dài vần „ê“ ra.

Chữ „t (T)“ đọc là „thê“ hơi kéo dài vần „ê“ ra.

Chữ „h (H)“ đọc là „ ha“…

Bảng chữ cái trong tiếng Đức bao gồm  26 chữ cái. Cả 26 chữ này đều có thể viết hoa (viết to) hoặc viết thường (viết nhỏ).

– Những chữ mầu đỏ là nguyên âm (= Vokale). Bao gồm 5 chữ: a, e, i, o, u. Nguyên âm thì có thể đọc như trong tiếng Việt (Trừ chữ e phải đọc là ê, chữ o  phải đọc là ô), không cần sự trợ giúp của các âm khác. Theo tôi thì chữ y (i dài) cũng là một nguyên âm.

– Những chữ còn lại đều là phụ âm (= Konsonanten), phụ âm thì cần sự trợ giúp của các âm khác khi đọc.

Chữ B khi đọc thì cần âm e (hơi kéo dài âm ê): Chữ K thì cần âm a

* Sự khác nhau cơ bản giữa nguyên âm (= Vokale) và phụ âm (= Konsonanten): Bất cứ ngôn ngữ nào trong một từ phải có nguyên âm. Nếu không có nguyên âm thì chỉ là viết tắt thôi, không thể đọc được.

Có nguyên âm: gehen, lieben, all…

Không có nguyên âm: FDJ, LFT, DKNY…

Đối với tôi khó nhất là chữ J (Đọc như chữ „giốt“ trong tiếng Việt, chỉ hơi nhiều gió xì ra).

Cũng thuộc vào bảng chữ cái gồm thêm 3 nguyên âm bị biến đổi (= Umlauten) là:

ä (Đọc: „a-ê“, mồm há ra, lưỡi đè xuống môi dưới)

ö (Đọc: „ô-ê“ như „bà Huê“)

ü (Đọc: „u-ê“ như „anh Uy“)

và dấu ngoại lệ: ß  (ess-zett). Dấu này thì không có viết hoa (viết to).

Nếu bàn phím không có chữ „ä“ thì có thể thay bằng „ae“ khi viết, chữ „ö“ thay bằng „oe“, chữ „ü“ thay bằng „ue“, chữ „ß“ thay bằng „ss“.

bügeln = buegeln; lächerlich = laecherlich; böse = boese…

          Fuß = Fuss

Chú ý:

  1. Về nguyên tắc khi đọc tiếng Đức người ta phải đọc tất cả các chữ, không bỏ sót một chữ nào kể cả những phụ âm „chết“.

Tiếng Việt không có những phụ âm chết này nên nhiều người hay bỏ qua chúng khi đọc tiếng Đức. Lối nói này gọi là „nói bồi“ .Đa số là của những người không được học tiếng Đức một cách bài bản, chủ yếu là nói cho người ta hiểu. Lâu ngày thành thói quen rất khó bỏ, thêm nữa khi viết chữ Đức sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế ngay từ đầu nên tìm cách đọc thật chính xác tất cả các chữ trong từ. Đến một lúc nào đó tự nhiên sẽ nhuần nhuyễn dễ nghe hơn nhiều.

Chữ „Z, z“ đọc là „zett“ hoặc chữ „j,J“ đọc là „jott“.

– Chữ „t“ đứng sau cùng chính là phụ âm chết, người ta không đọc là „zết-thê“ mà chỉ là „zết-thừ“. Chữ „t“ cuối cùng chỉ được xì gió ra từ miệng, không đọc rõ ràng.

– Nhưng nguyên âm khi đứng sau cùng vẫn được đọc rõ ràng ví dụ: chữ „g = gee“ đọc là „gê-ê“. Mặc dù sự chuyển tiếp giữa hai chữ „e“ này rất nhanh nhưng nếu nghe tinh vẫn nhận ra được.

  1. Một vấn đề dễ gặp nữa của người Việt khi đọc chữ Đức là sự phân biệt rõ ràng giữa chữ „l,L (ell)“ và chữ „n,N (en)

Khi đọc chữ „l“ và chữ „n“ vị trí của lưỡi đều nằm bên trên như nhau nhưng chữ „l“ thì lưỡi được thả lỏng, gió xì ra qua mũi và dưới lưỡi. Chữ „n“ thì lưỡi cứng hơn và gió xì ra đằng mũi.

  1. Tương tự như trong tiếng Việt, tiếng Đức cũng có một số chữ cái khi đi với nhau người ta đọc chúng bằng hợp âm mới:

ch:     Đọc là „khờ“ tương tự như chữ „kh“ trong tiếng Việt

Ich (đọc là „i-khờ“); der Bach (đọc là „ba-khờ“);

ei:      Đọc là „ai“ như chữ „ai“ trong tiếng Việt

das Ei (đọc là „ai“); bei (đọc là „bai“)

e:       Nếu đứng ở giữa từ thì đọc là „ê“

den (đọc là „đên“)

e:       Nếu đứng ở cuối từ thì đọc là „ơ“

male (đọc là „ma-lơ”), gehe (đoc là “kê-hơ”)

e:       Nhiều khi lại đọc là „e“ như trong tiếng Việt

Menschen (đọc là „men-sen“)

sch:    đọc là „s“ và bị uốn lưỡi rất nặng

Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm đọc chữ Đức của tôi. Không thể liệt kê hết ra đây những kinh nghiệm đọc được vì cũng là một chữ nhưng khi nằm cạnh các chữ khác nhau cũng bị ảnh hưởng lẫn nhau và được đọc khác nhau. Tốt nhất là chịu khó nghe rồi tự góp nhặt kinh nghiệm cho mình.

Đọc tốt tiếng Đức cũng đồng nghĩa với hiểu tốt tiếng Đức. Cũng vì thế nên dành nhiều thời gian cho nó. Đây là một bước quyết định thành hay bại, vì thế không thể học qua loa được.

Ở phần tiếp theo „Viết và phát âm“ tôi sẽ đặt vài đường links dẫn đến một số trang Webs để bạn luyện tập đọc và nghe tiếng Đức.

Nếu chịu khó thì chỉ trong vòng hai tuần bạn đã có thể đọc chữ Đức tương đối tốt vì thực ra nó dễ hơn người ta tưởng nhiều. Mà đọc được chữ Đức có nghĩa là ta có thể học và sử dụng được bất cứ chữ nào bắt gặp. Như thế ta có thể nói là bạn đã biết tiếng Đức rồi, sẽ không còn gì có thể cản trở bạn được nữa và vấn đề chỉ còn là thời gian nữa mà thôi. Người Đức thì nói rằng „Das ist schon eine Halbmiete. = Cái đó đã là một nửa tiền nhà rồi.“…

Nguồn: http://bensongelbe.de/tieng%20duc/phan%201/4.%20bang%20chu%20cai.htm

Chúc các bạn thành công với cách học tiếng đức và bảng chữ cái tiếng đức hay ho này nhé