Giải pháp giúp con bạn phát huy tối đa khả năng sáng tạo

Sự sáng tạo của trẻ em không giống như của người lớn. Kỹ năng này ở người lớn được định nghĩa là tạo ra cái mới, có chủ đích. Sáng tạo ở trẻ nhỏ thường bắt đầu với hành động bắt chước, mô phỏng. Chúng chính là một tư duy tích cực giúp bé học hỏi và có thể ứng dụng vào cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, sự sáng tạo ở trẻ thường không bền vững và phụ thuộc nhiều vào cảm xúc. Vì vậy nên cha mẹ cần có những biện pháp phối hợp để kích thích và động viên trẻ phát huy sức sáng tạo của mình. Hãy cùng Trung Tâm Gia Sư Trí Tuệ Việt tìm hiểu xem những biện pháp đó là gì nhé.

I. Những yếu tố trở thành rào cản cho sự sáng tạo của trẻ

1. Sự ngăn cấm của cha mẹ

Cha mẹ thường thích con vâng lời hơn là để con tự thực hiện một việc gì đó theo cách của mình. Đôi lúc các bậc phụ huynh bị nhẫm lẫn việc trẻ tò mò, ham học hỏi với việc trẻ nghịch ngợm, khó bảo. Chính các rào cản trong khuôn khổ của cha mẹ đã làm trẻ mất đi tinh thần tích cực của mình. Nhưng cũng chính vì quá lo lắng và ngăn cản việc con tự trải nghiệm, tìm tòi, dẫn đến con thiếu sự va chạm và tiếp cận với cuộc sống thực tế. Trẻ sẽ quen với việc chờ đợi sự chỉ đạo của cha mẹ thay vì tìm cách xử lý công việc riêng.

2. Không nhận được sự ủng hộ

Nhiều phụ huynh phớt lờ ý tưởng của con vì nghĩ chúng viển vông và không có ý nghĩa. Khi chính những người có ảnh hưởng lớn và gần gũi với trẻ nhất lại đánh giá thấp khả năng của chúng, không tin rằng con có thể tự làm được thì hậu quả tất yếu là trẻ không tự nghĩ được những ý tưởng mới, luôn dựa dẫm vào cha mẹ và rụt rè, nhút nhát. Nhiều cha mẹ còn không chỉ dừng lại ở việc lờ đi mà thậm chí đánh, mắng khi con có những suy nghĩ đột phá vì sợ đó là biểu hiện của việc nổi loạn, dễ gây rắc rối.

3. Buộc phải làm theo người lớn

Người lớn hay đặt mọi nguyên tắc, chỉ dẫn của mình lên trẻ mà không lắng nghe suy nghĩ hoặc phương pháp của chúng. Cha mẹ nghĩ với kinh nghiệm của mình sẽ giúp con làm mọi chuyện suôn sẻ và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên trẻ chỉ có thể học được nhiều khi trực tiếp thực hiện và học hỏi từ những thất bại đầu tiên. Nhiều khi cha mẹ cũng sợ người khác đánh giá là không biết dạy con, để con không nghe lời nên muốn con phải nghe theo mình tăm tắp. Nhưng chính việc không để con được tự trải nghiệm đó sẽ giết chết sự linh hoạt và kĩ năng xử lí tình huống ở chúng, không dám xông pha, không dám sai, không dám tự tin và tự lập.

II. Giải pháp giúp cha mẹ kích thích tính sáng tạo cho con

1. Tôn trọng sự lựa chọn của con

Bạn có thể để con tự đưa ra ý kiến của mình trong vài vấn đề đơn giản hàng ngày của mình. Chẳng hạn như việc trẻ muốn đi chơi ở đâu vào cuối tuần, muốn ăn gì trong bữa tối, sẽ mặc gì đi học vào ngày mai. Điều này giúp trẻ tập quen với việc bày tỏ nguyện vọng và trình bày suy nghĩa của mình. Cha mẹ nên tham gia thảo luận và gợi mở cho trẻ rèn luyện tư duy phản biện. Khi được lắng nghe và tự được đưa ra quyết định, trẻ sẽ tự tin hơn, thích thú hơn với việc có quan điểm riêng và sự độc đáo của riêng mình.

2. Kích thích trí tưởng tượng của con

Có rất nhiều trò chơi vừa mang tính giải trí cao lại vừa có ích cho sự phát triển trí não của trẻ như vẽ tranh, lắp ráp mô hình. Trẻ phải suy nghĩ, liên tưởng nhiều hơn, tăng cường mắt quan sát cũng như rèn luyện khả năng phác họa và xây dựng nên các ý tưởng của mình về nhiều chủ đề khác nhau. Khi được xem nhiều thành quả của người khác, trẻ cũng có thêm cảm hứng và kinh nghiệm để sáng tạo ra tác phẩm của chính mình. Ngoài ra, các trò chơi này còn tập cho trẻ sự kiên nhẫn và tỉ mỉ, sẽ cực kì cần thiết khi chúng làm bất cứ việc gì sau này.

3. Tạo thói quen đặt câu hỏi mở

Sự tương tác qua lại giữa cha mẹ và con cái rất quan trọng. Cha mẹ hãy thường xuyên hỏi con câu hỏi gợi mở để trẻ cùng bàn luận và đưa ra ý kiến. Các câu hỏi đặt ra có thể là: ”Làm thế nào nếu mẹ muốn đặt chậu hoa ở đây mà không che khuất kệ sách?” hay “Nếu mẹ không có ở đây thì con sẽ giải quyết như thế nào?”,… Khi trẻ đưa ra yêu cầu nhờ cha mẹ làm việc gì, cha mẹ cũng có thể thử nói rằng mình không biết làm và hỏi ngược lại chúng để trẻ động não. Ngoài ra, khi lắng nghe cách trả lời của con, cha mẹ cũng sẽ hiểu hơn về cá tính của chúng để có phương pháp dạy trẻ cho phù hợp.

4. Để trẻ cùng tham gia câu chuyện

Bạn có thể kể một câu chuyện và nhờ trẻ đóng góp thêm, khuyết khích con cùng xây dựng và thêm thắt một số chi tiết cho sinh động. Trẻ sẽ tưởng tượng một số nhân vật, hành động và cách họ cư xử với nhau. Lưu ý, hãy tôn trọng suy nghĩa của trẻ và đừng cố gắng ép trẻ theo lỗi tư duy của người lớn. Hoặc khi người lớn bàn những vấn đề gia đình mà con có thể đóng góp được, cha mẹ nên cho trẻ tham gia cùng để chúng thấy được sự gắn kết của mình với mọi người, và biết đâu chúng lại đưa ra được những ý kiến mới mẻ thì sao.

5. Tham gia các hoạt động ngoài trời

Trong mắt cha mẹ, môi trường ngoài kia luôn có quá nhiều rủi ro có thể gây ảnh hưởng đến con. Vì thế mà họ có thói quen bảo bọc quá mức, trẻ chỉ được tham gia các hoạt động mà cha mẹ cho là an toàn. Cha mẹ sợ con ngã, xót con đau, lo con bị bắt nạt. Nhưng thực tế cho thấy rằng, trẻ sẽ học được nhiều thứ hay ho từ việc khám phá thế giới xung quanh. Cho chúng tiếp cận sớm với cuộc sống không chỉ giúp con mạnh mẽ và tự tin hơn mà qua đó chúng còn có thể có thêm các kĩ năng cần thiết như biết qua đường, biết cách nói chuyện với người lạ, hay dọn dẹp sạch sẽ sau khi chơi xong,…

Thực tế đã chứng minh rằng những đứa trẻ được bảo vệ kĩ càng lại càng dễ gặp hiểm nguy, càng được “giữ” kín kẽ lại càng dễ mắc bệnh.Cha mẹ đừng ngại khi con đôi lúc lấm lem do bụi, đất. Thay vì cấm cản, bạn hãy dạy con cách giữ vệ sinh cá nhân để phòng tránh bệnh. Như vậy đứa trẻ lớn lên sẽ cứng cáp thay vì yếu đuối thu mình vào vỏ ốc, phải không? Và cũng thật tuyệt vời nếu cha mẹ có thể trở thành người bạn tốt của con, cùng con chơi đùa, cùng con tìm hiểu kiến thức. Đây là cách để bạn giúp con khẳng định cái tôi của chính mình và trưởng thành một cách trọn vẹn nhất.

Kết luận: Tuổi ấu thơ là giai đoạn quan trong để trẻ học hỏi và phát huy sự sáng tạo của mình. Và cha mẹ là nhân tố chính trong việc cùng con khám phá thể giới thú vị xung quanh. Đừng vì lo lắng thái quá hay cố chấp với chủ kiến riêng mà khiến con mất đi cơ hội được tỏa sáng. Gia Sư Tại Nhà Trí Tuệ Việt hy vọng rằng những thông tin hữu ích sau đây đã giúp bạn tự tin hơn khi nuôi dạy con cái. Ngoài ra, nếu anh chị có nhu cầu tìm gia sư tốt để hỗ trợ con trong học tập, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0983 630 461 – 0932 622 625 nhé, chúc anh chị thành công với việc nuôi dạy trẻ.

Gia sư Trí Tuệ Việt chúc các bạn thành công !

TRUNG TÂM GIA SƯ TRÍ TUỆ VIỆT

Nhận Giới Thiệu Gia Sư Dạy Kèm Tại Nhà Tất Cả Các Quận, Huyện ở TPHCM.

Điện Thoại : 0983 630 461 – 0932 622 625

Email: [email protected]

Website: www.giasuttv.net

Fanpage: Gia Sư Trí Tuệ Việt

Xem thêm: Học phí gia sư dạy kèm tại nhà TPHCM