Cha mẹ nên ứng phó ra sao khi con học Tiểu học bị chậm nói?

Bước vào cấp bậc Tiểu học mà trẻ vẫn chậm nói khiến không ít các bậc làm cha làm mẹ lo lắng. Tất nhiên luôn có cách hỗ trợ con cải thiện từng ngày và tương lai tươi sáng rạng ngời phía trước. Trong trường hợp này cha mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để tìm ra giải pháp khắc phục kịp thời, hiệu quả cho trẻ. Hi vọng những thông tin trung tâm gia sư trí tuệ việt chia sẻ dưới đây sẽ giúp ích cho phụ huynh biết cách chăm sóc quan tâm con bị chậm nói đúng cách.

I. Các dấu hiệu cho thấy trẻ Tiểu học bị chậm nói

Thông thường ở một trẻ bình thường, trước 3 tuổi sẽ bắt đầu hình thành ngôn ngữ, có khả năng nói và phát âm những từ ngữ, cụm từ đơn giản. Trường hợp trẻ 2 – 3 tuổi mà chưa nói được, hoặc nói nhưng rất ít được coi là chậm nói. Nhiều phụ huynh nghĩ việc con nói ít là do thuộc về đặc điểm tính cách của con nên không hề lo ngại về vấn đề này. Đến khi con lớn hơn, bước vào môi trường Tiểu học, thấy được sự khác biệt của con khi giao tiếp với bạn bè, thầy cô, cha mẹ mới “ngã ngửa” nhận ra con mình đang gặp vấn đề rắc rối về ngôn ngữ. Một số dấu hiệu điển hình bao gồm:

Trẻ chỉ nói được những câu đơn giản, khó nói được câu dài, nhiều vế.
Các câu nói của trẻ ngắt quãng, không liền mạch, nhiều trẻ bị ngọng.
Trẻ thường thụ động trong giao tiếp, không biết cách đặt câu hỏi cho người khác hoặc lặp đi lặp lại một câu hỏi nhiều lần.
Ít sử dụng cử chỉ, điệu bộ khi giao tiếp.

II. Trẻ chậm nói có phải là chứng tự kỷ hay không?

Nhiều người thường cho rằng những đứa trẻ chậm nói là mắc chứng tự kỷ, tuy nhiên thì nhận định này không đúng. Trên thực tế trên thế giới có khoảng 1/4 số trẻ chậm nói, trong số đó vẫn có thể phát triển bình thường nếu được hướng dẫn, giáo dục tốt, lành mạnh. Ở những đứa trẻ này nguyên nhân gây nên chậm nói có thể xuất phát từ các vấn đề về lưỡi, vòm miệng, thính giác khiến giao tiếp kém, nói chậm, nói ít, khó nói, phản xạ giao tiếp kém… nhưng các hoạt động về thể chất ở những trẻ này vẫn hoàn toàn bình thường.

Phải khẳng định rằng chậm nói có thể là 1 trong những biểu hiện của bệnh tự kỷ nhưng không phải cứ trẻ nào bị chậm nói là bị tự kỷ. Để có thể biết chính xác tình trạng của trẻ thì cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để được chẩn đoán và kết luận từ bác sĩ. Các bác sĩ sẽ đưa ra các tư vấn hữu ích để cha mẹ có thể giúp con có thể nói tốt, hòa nhập với mọi người xung quanh dễ dàng hơn khi giao tiếp.

III. Giải pháp khắc phục với trẻ Tiểu học bị chậm

1. Tìm nguyên nhân khiến trẻ bị chậm nói

Việc đầu tiên khi phát hiện trẻ chậm nói là cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để xác định nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng chậm nói ở trẻ. Mỗi nguyên nhân khác nhau sẽ có phương pháp điều trị hỗ trợ khác nhau. Đối với những trẻ chậm nói do gặp vấn đề về thính lực thì các bác sĩ cần can thiệp bằng biện pháp phẫu thuật ( trường hợp trẻ bị viêm tai, thủng màng nhĩ), vá màng nhĩ. Trường hợp không thực hiện được các biện pháp phẫu thuật thì can thiệp bằng cách cho trẻ đeo máy trợ thính.

Phần lớn trẻ bị chậm nói hiện nay xuất phát từ yếu tố tâm lý. Nguyên nhân là bởi cha mẹ quá bận rộn công việc, thiếu sự quan tâm đến con cái, cho con xem tivi, nghịch điện thoại từ quá sớm để có thời gian làm việc của mình. Những thiết bị điện tử khiến trẻ thụ động, ít nói, tập trung vào màn hình. Lâu dần trẻ sẽ lười giao tiếp, chậm nói….

2. Thường xuyên trò chuyện, chia sẻ với con

Bằng cách nói chuyện nhiều cùng con mỗi ngày, đọc truyện cho con nghe… bố mẹ từng bước giao tiếp với con, giúp con hình thành thói quen giao tiếp, khi được bố mẹ hỏi sẽ đáp lại. Đương nhiên thời gian đầu sẽ khó khăn bởi trẻ chưa thích nghi kịp, điều này đòi hỏi cha mẹ cần kiên nhẫn.

Khi kể chuyện cho trẻ nghe, cha mẹ có thể hỏi con các vấn đề liên quan đến nội dung câu chuyện mẹ vừa kể: nhân vật chính tên gì, con thích nhân vật nào khác, kết cục của câu chuyện… Nếu trẻ trả lời đúng hãy thưởng cho con kẹo, đồ chơi hoặc món quà nhỏ để khích lệ tinh thần, cổ vũ trẻ tập trung và trả lời nhiều câu hỏi nhanh và chính xác hơn, mặt khác tăng sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, mang đến hạnh phúc cho cả nhà.

3. Giảm thời gian chơi điện tử, xem tivi của trẻ

Như đã nói ở trên, 1 trong những nguyên nhân chính gây chậm nói ở trẻ tiểu học trong thế kỷ 21 đó chính là sự can thiệp sâu của các thiết bị điện tử vào cuộc sống: điện thoại, tivi, máy tính, máy chơi game… Thay vì để con chìm đắm hàng tiếng đồng hồ bởi các thiết bị điện tử thì cha mẹ giới hạn thời gian 1 ngày con chỉ được xem/ chơi từ 45 – 60 phút chẳng hạn. Thời gian còn lại hãy trò chuyện với trẻ, cho trẻ chơi các đồ chơi như rubic, xếp hình… tăng cường kích thích não bộ tập trung, tư duy logic.

4. Cho trẻ tham gia các câu lạc bộ

Vào những buổi chiều tối hoặc cuối tuần, cha mẹ có thể dẫn con ra công viên, khu vui chơi hoặc cho con tham gia những câu lạc bộ như võ thuật, múa hát, chơi cờ vua, bơi lội… Tại những không gian, môi trường này có nhiều bạn bè trẻ có thể trò chuyện, giao tiếp và cởi mở hơn. Hơn nữa tham gia các hoạt động này cũng giúp trẻ quên đi thói quen cắm đầu xem tivi, chơi game có hại cho sức khỏe, thị lực…

5. Tìm gia sư kèm cặp tại nhà cho con

Thứ nhất: Phụ huynh nên chọn những gia sư tốt nghiệp chuyên ngành Giáo dục đặc biệt tại các trường sư phạm. Chuyên ngành này đào tạo những giáo viên chuyên sâu các phương pháp giảng dạy, hỗ trợ các em học sinh khiếm khuyết về hình thể, trí tuệ, tinh thần, cảm xúc. Hầu hết gia sư dạy kèm được đào tạo các chuyên ngành này đều có kỹ năng sư phạm tốt, biết cách dạy giúp trẻ chậm nói có thể cởi mở trong giao tiếp hơn trong thời gian ngắn.

Thứ hai: Phụ huynh nên chọn những gia sư tại nhà có tính kiên nhẫn, dịu dàng, biết cách chơi đùa, trêu chọc giúp trẻ thoải mái hơn trong quá trình học tập. Bởi lẽ trẻ chậm nói muốn khắc phục được cần thời gian lâu dài, đối với những gia sư nóng nảy, hay mất kiên nhẫn thì sẽ dễ bỏ cuộc và chán nản. Việc thường xuyên thay gia sư sẽ ảnh hưởng đến việc học và dạy ở trẻ. Thông qua các trò chơi về ngôn ngữ như đoán màu, đố vui, ghép chữ, đuổi hình bắt chữ… sẽ giúp trẻ phát triển về mặt ngôn ngữ tốt hơn.

Thứ ba: Phụ huynh cần tìm đến các trung tâm gia sư uy tín để tìm “người thầy” đồng hành cùng con. Họ sẽ sàng lọc những gia sư có đầy đủ yêu cầu về nghiệp vụ và tố chất dạy trẻ chậm nói theo đúng nguyện vọng của phụ huynh. Một số địa chỉ gia sư tại TPHCM còn có chính sách dạy thử nhằm mang đến sự hài lòng cho phụ huynh. Trong đó, Gia Sư Trí Tuệ Việt chúng tôi luôn là điểm đến được tin tưởng hàng đầu hiện nay.

Gia sư Trí Tuệ Việt chúc các bạn thành công !

TRUNG TÂM GIA SƯ TRÍ TUỆ VIỆT

Nhận Giới Thiệu Gia Sư Dạy Kèm Tại Nhà Tất Cả Các Quận, Huyện ở TPHCM.

Điện Thoại : 0983 630 461 – 0932 622 625

Email: [email protected]

Website: www.giasuttv.net

Fanpage: Gia Sư Trí Tuệ Việt

Xem thêm: Học phí gia sư dạy kèm tại nhà TPHCM