Đây là câu hỏi không hề dễ để trả lời. Tùy theo độ tuổi, tính cách, tâm lý cũng như khả năng của trẻ, sẽ có những mức độ kiến thức nhất định mà trẻ có thể tiếp thu được. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều bậc bố mẹ cho rằng, cho trẻ tiểu học tiếp thu càng nhiều kiến thức càng tốt. Một số người có xu hướng bắt trẻ học thêm ngoại ngữ, học chữ, học tính toán và các bộ môn năng khiếu khác ngay từ rất sớm, thậm chí là trước khi vào lớp 1. Vậy điều này có tốt hay không? Điều các em cần được dạy ở độ tuổi này là gì? Hãy cùng Trung Tâm Gia Sư Trí Tuệ Việt đi tìm câu trả lời trong bài viết sau đây nhé.
Contents
I. Những bất cập xoay quanh việc học tập của trẻ Tiểu học
1. Bố mẹ ép con học nhiều
Thông thường, bố mẹ có tâm lý cho trẻ học càng nhiều thì càng tốt. Khối lượng kiến thức càng phong phú, đa dạng bao nhiêu, thì độ tiếp thu, khả năng hiểu biết của trẻ càng phát triển bấy nhiêu. Trên thực tế, đã và đang có rất nhiều bậc phụ huynh cho con cái đi học các bộ môn khác nhau trong cùng một thời điểm, chẳng hạn như ngoại ngữ, năng khiếu, toán,… Tuy nhiên, điều này chỉ tạo thêm áp lực cho trẻ, đồng thời hạn chế khả năng tiếp thu của chúng. Trong một số trường hợp, có thể gây ra tình trạng chán học hoặc sự rối loạn về tâm lý.
2. Phụ huynh ganh đua lẫn nhau
Việc ép trẻ học quá nhiều còn xuất phát từ nguyên nhân là sự hơn thua của các bậc phụ huynh. Thông thường, người ta có xu hướng cho trẻ học môn nào thì các bậc phụ huynh cũng có tâm lý cho con mình theo học bộ môn đó, nhằm giúp trẻ theo kịp bạn bè. Nhưng, mỗi đứa trẻ có năng khiếu, khả năng riêng. Một số có thế mạnh về mặt này nhưng lại yếu về mặt khác, vì vậy bố mẹ không nên cho trẻ học theo trào lưu, mà cần phải căn cứ vào đặc điểm, sở thích của chúng để lựa chọn môn học, khối lượng kiến thức và phương pháp học tập phù hợp.
II. Phụ huynh nên hướng con mình học thế nào là phù hợp?
1. Học những kiến thức cơ bản
Tiểu học là cấp bậc giáo dục cơ sở, nền tảng cho nên bố mẹ không cần phải ép trẻ học quá nhiều, thay vào đó chỉ cần chú trọng vào những kiến thức cơ bản nhất. Các kiến thức tiểu học khá đơn giản, nhưng tùy vào mức độ tiếp thu, con của bạn sẽ mất thời gian dài, ngắn khác nhau để nắm vững. Chúng ta nên kiên nhẫn và rèn trẻ luyện tập thật nhiều vì nếu không thể nắm được những kiến thức cơ bản, nền tảng, sẽ rất khó để tiếp tục trong những cấp bậc cao hơn. Ngoài việc cho trẻ học tại trường, bố mẹ cũng có thể giúp trẻ củng cố lại kiến thức tại nhà và rèn luyện kỹ năng, độ nhạy bén.
2. Xây dựng phương pháp học tập
Nếu được truyền thụ nhiều kiến thức mà phương pháp học tập không hiệu quả thì cũng bằng không. Phong cách học tập của trẻ trong giai đoạn ban sơ nhất này sẽ đi theo chúng đến mãi sau này. Nhiều em ở độ tuổi cấp 2, cấp 3 rồi mà vẫn mông lung vì không có thói quen tự tìm hiểu bài trước khi học, tự đọc thêm sách và tìm bài để luyện tập thêm. Thói quen ỷ lại và không có ý thức học tập tốt này là hậu quả của việc không được người lớn hướng dẫn và đốc thúc từ nhỏ. Vậy nên việc dạy trẻ về tư duy học tích cực, chủ động, hiểu về mục đích học tập để xây dựng khung phương pháp phù hợp với bản thân ngay từ nhỏ là điều quan trọng.
3. Giáo dục cho trẻ đạo đức tốt
Bậc tiểu học là giai đoạn quan trọng để hình thành nhân cách cho trẻ. Đây là môi trường giáo dục đầu tiên mà trẻ tiếp xúc, cho nên ảnh hưởng rất nhiều với tính cách, tâm sinh lý cũng như việc tiếp nhận các vấn đề tốt, xấu trong cuộc sống. Vì vậy, thay vì tập trung quá nhiều vào các môn học bắt buộc trên trường, bố mẹ nên rèn luyện, hình thành nhân cách tốt cho con, giúp con phân biệt đúng sai và cách ứng xử, xử lý trong một vài tình huống nhất định. Nhờ vào các hoạt động như vậy mà trẻ cũng gắn kết với gia đình hơn, từ đó có thái độ tốt hơn khi ra ngoài xã hội.
4. Phát triển năng khiếu cho trẻ
Thông thường, những đứa trẻ có năng khiếu trong lĩnh vực nào đó thể hiện khả năng của mình từ rất sớm. Bố mẹ nên quan sát để tìm kiếm tài năng của con, từ đó có thể lựa chọn loại hình giáo dục, phát triển phù hợp nhất. Có nhiều bạn nhỏ rất giỏi vẽ, nhảy múa hay chơi nhạc cụ, nhưng lại phải nhường hết chỗ cho việc học các môn ở trường. Đến khi các em lớn và bước vào giai đoạn tìm hướng đi cho tương lai lại mông lung vô cùng. Hoặc nhìn tích cực hơn, nếu các em có năng khiếu ở ngay các môn toán, văn, ngoại ngữ,… mà được bố mẹ đầu tư cho học sâu từ sớm thì có thể hướng đến các trường chuyên, lớp chuyên, du học và xa hơn nữa.
Kết luận: Hi vọng bài viết giúp ích cho bậc cha mẹ giải đáp những thắc mắc trong việc học tập của con. Hãy đảm bảo tạo một môi trường học tập khoa học, hợp lý, mang tới sự hứng thú cho trẻ, đồng thời hạn chế những áp lực, căng thẳng không đáng có giúp các em phát triển toàn diện cả thể chất và trí tuệ. Bố mẹ nên chọn lựa những môn học, phương pháp giáo dục và khối lượng kiến thức phù hợp nhất. Nếu trẻ cần được giúp đỡ với các môn học trên trường, phụ huynh hãy liên hệ với Gia Sư Dạy Kèm Tại Nhà Trí Tuệ Việt qua Hotline: 096.446.0088 – 090.462.8800 để được chúng tôi hỗ trợ tìm gia sư phù hợp, chúc anh chị và các con thành công !
Gia sư Trí Tuệ Việt chúc các bạn thành công !
TRUNG TÂM GIA SƯ TRÍ TUỆ VIỆT
Nhận Giới Thiệu Gia Sư Dạy Kèm Tại Nhà Tất Cả Các Quận, Huyện ở TPHCM.
Điện Thoại : 0983 630 461 – 0932 622 625
Email: [email protected]
Website: www.giasuttv.net
Fanpage: Gia Sư Trí Tuệ Việt
Xem thêm: Học phí gia sư dạy kèm tại nhà TPHCM