Mỗi đứa trẻ từ khi sinh ra đều được cha mẹ định hướng con đường học vấn trong tương lai để sau này có thể tự làm chủ cuộc đời. Bởi có tri thức sẽ giúp đứa trẻ khi lớn lên sẽ lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp nhằm kiếm được thu nhập tốt để trang trải cho cuộc sống của bản thân và chăm lo cho gia đình. Nhưng bên cạnh việc bồi dưỡng tri thức, thì việc giáo dục đạo đức cũng là vấn đề được quan tâm không kém, bởi đó là yếu tố căn bản của một con người. Chính vì vậy mà ở bài viết dưới đây, Trung Tâm Gia Sư Trí Tuệ Việt sẽ chia sẻ với các bậc cha mẹ về mối quan hệ giữa giáo dục tri thức và giáo dục đạo đức cho con trẻ.
Contents
I. Tổng quan về tri thức và giáo dục tri thức
Theo định nghĩa thì tri thức là các thông tin, các tài liệu, các hiểu biết về lý thuyết hay thực tế về một đối tượng, một vấn đề. Tri thức là hiểu biết mà toàn thể nhân loại đã tích lũy liên tục trong lịch sử phát triển. Tri thức tồn tại lâu đời như chính con người, thời nào cũng thế và ở đâu cũng vậy con người không thể sống thiếu tri thức. Người ta phải luôn bổ sung tri thức không ngừng để bản thân bớt chỉ là một hạt cát nhỏ bé giữa sa mạc, tiến bộ hơn, khôn ngoan hơn và biết học tập, tiếp nối những kinh nghiệm của thế hệ đi trước.
Giáo dục tri thức là phương pháp được thực hiện chủ yếu qua con đường dạy và học. Giáo dục tri thức có được thông qua các quá trình nhận thức phức tạp như : quá trình tri giác, quá trình học tập, tiếp thu, quá trình giao tiếp, quá trình tranh luận, lý luận hay kết hợp các quá trình này lại với nhau. Nói về giá trị và tầm quan trọng của giáo dục tri thức thì không ai trong chúng ta là không biết đến. Trong lịch sử tiến hóa của nhân loại, từ sơ khai cho đến nay nhờ có tư duy và tri thức mà con người có thể làm được những điều tưởng chừng như không thể.
II. Tổng quan về đạo đức và giáo dục đạo đức
Chúng ta có thể nói rằng, đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc xử lý các mối quan hệ trong gia đình, cộng đồng hay xã hội được thừa nhận rộng rãi. Đạo đức quy định hành vi, cách ứng xử của con người đối với nhau và đối với xã hội nói chung, là những nguyên tắc phải tuân theo trong quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với xã hội, phù hợp với yêu cầu của mỗi chế độ chính trị và kinh tế xã hội nhất định. Nếu không tuân theo những “nguyên tắc” ấy thì được gọi là người vô đạo đức.
Giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học là một bộ phận rất quan trọng của quá trình sư phạm vì bậc tiểu học là bậc học nền tảng, sự phát triển nhân cách bắt nguồn từ môi trường này. Giáo dục đạo đức nhằm hình thành những cơ sở ban đầu về mặt đạo đức cho học sinh, giúp học sinh có cách ứng xử đúng đắn qua các mối quan hệ đạo đức hàng ngày. Trước khi có thể là một người giỏi, có vốn hiểu biết phong phú hay sở hữu nhiều các kĩ năng mềm thì con người ta trước tiên phải biết cách sống tử tế và lương thiện, không làm hại đến người khác.
III. Mối quan hệ giữa giáo dục tri thức và đạo đức
1. Tầm quan trọng của đạo đức nói riêng
Con trẻ sẽ không thể trưởng thành và phát triển hoàn thiện nếu thiếu một trong hai yếu tố tri thức và đạo đức. Nhưng trên thực tế trong xã hội hiện đại ngày nay có không ít bậc cha mẹ quá xem trọng về đời sống vật chất dẫn đến việc chỉ quan tâm đến việc giáo dục tri thức cho con và mặc định rằng cứ có kiến thức, bằng cấp là được nể trọng, được sống một cuộc sống sung sướng, hạnh phúc mà không chú trọng vào vấn đề giáo dục đạo đức.
Có bậc cha mẹ cho con học tiếng Anh trước khi trẻ biết hết tiếng Việt, có không ít bậc cha mẹ còn ép con học từ sáng đến tối với đủ các môn như vẽ, đàn, hát, kỹ năng sống… rồi phục vụ con trẻ từ A-Z mặc dù chúng đã lớn, đã có thể tự lập và đáp ứng tất cả nhu cầu về vật chất của con mà quên đi việc giáo dục con trẻ “cách làm người”. Thực tế đã chứng minh cho các bậc cha mẹ thấy có rất nhiều trường hợp khi các bậc cha mẹ chỉ chú tâm vào việc giáo dục tri thức cho con mà lơ là việc giáo dục đạo đức là nguyên nhân sâu xa tạo nên những đứa trẻ như một cỗ máy vô cảm với thói ích kỷ, ỷ lại, không biết làm gì ngoài việc học.
2. Song hành cả hai tiêu chí về giáo dục
Giá trị của một con người nói chung và một đứa trẻ nói riêng cần phải đảm bảo cả hai yếu tố tri thức và đạo đức mà chúng ta thường nói ngắn gọn là “tài” và “đức”. Ở đây “tài” được hiểu là tài năng, kiến thức, hiểu biết, kỹ năng giúp con trẻ hoàn thành tốt công việc, đem đến sự tiến bộ, thịnh vượng cho đất nước và nhân loại. Còn “đức” được hiểu là đạo đức, trách nhiệm, là nề nếp, thói quen, các cử chỉ hành vi thể hiện qua thái độ cư xử với ông bà, cha mẹ, anh chị em, bạn bè, thầy cô giáo…
Có thể nói, giáo dục đạo đức và giáo dục tri thức tồn tại song song với nhau trong con người một cách hoàn toàn tự nhiên cũng như ngày và đêm, nắng và mưa của vũ trụ vậy. Nếu như đạo đức được xem là những hạt châu báu có khả năng tô hồng giá trị tâm hồn cao đẹp thiêng liêng của con trẻ thì tri thức lại được xem là một phần cấu thành nên giá trị của mỗi đứa trẻ và là động lực thúc đẩy xã hội phát triển ngày một văn minh, tiến bộ hơn trong tương lai.
IV. Cha mẹ phải làm gì để con có cả tài lẫn đức
1. Chú trọng phát triển nhân cách từ bé
Từ khi con còn tấm bé, cha mẹ đã cần phải tập cho con các thói quen để bé biết cách hành xử theo đúng chuẩn mực và luôn có trái tim giàu lòng yêu thương . Gia đình tích cực cho bé đọc các loại sách nuôi dưỡng tâm hồn, tham gia các hoạt động thiện nguyện để bé thấy cuộc đời có rất nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình may mắn hơn thì phải biết giúp đỡ họ, làm việc tốt, gieo phước lành. Thực ra kiến thức thì luôn có thể học và bổ sung nhanh chóng ở bất kì đâu và bất kì lúc nào, nhưng nếu nhân cách đã nghèo nàn từ nhỏ thì lớn lên khó mà thay đổi được.
2. Là tấm gương tốt cho con cái noi theo
Từ nhỏ đến lớn, chắc hẳn môi trường gia đình là nơi bé tiếp xúc nhiều nhất. Bởi vậy người ta đánh giá về cha mẹ thông qua con cái, và biết về đứa con khi quan sát cha mẹ. Cha mẹ sống lương thiện, tử tế thì con sẽ nhìn vào đó để học tập theo và ngược lại. Ít có giáo lí giáo điều nào lại có thể tác động đến con trẻ mạnh mẽ bằng chính sự lan toả từ những hành động của người xung quanh nó. Bởi vậy, cha mẹ muốn con mình lớn lên tử tế và có đạo đức sáng ngời thì trước tiên chính cha mẹ cũng phải thực hiện được điều đó.
3. Cân bằng học kiến thức và học làm người
Người ta cần là một người tốt, nhưng không thể quá tốt đến mức ngờ nghệch và bị lợi dụng. Vì vậy, việc học tập và bổ sung kiến thức không ngừng để nâng cao trí tuệ, tư duy khôn khéo và nhạy bén hơn. Như vậy thì mới thực sự là có thể đóng góp tốt cho xã hội, khi ta cân bằng được giữa cái đầu và trái tim. Cha mẹ nên định hướng cho con cách phân chia thời gian hợp lí để vừa học tập và vừa có thể tham gia nhiều hoạt động xã hội có ích. Đồng thời việc hướng dẫn các bé tự mình tổ chức các sự kiện vì cộng đồng cũng là một ý hay để trẻ vừa học được kĩ năng mềm, lại vừa biết làm điều tốt đẹp cho cuộc sống.
Kết luận: Lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ là ngoài việc đầu tư giáo dục tri thức cho con trẻ tiếp cận với các tiến bộ khoa học thì còn cần phải quan tâm, dạy dỗ, giáo dục đạo đức cho con trẻ học những quy tắc làm người. Hài hòa giữa hai vấn đề trên thì các bậc cha mẹ cần phải làm tấm gương cho con trẻ noi theo để qua đó con trẻ sẽ hình thành một thế giới quan và nhân sinh quan chuẩn xác. Như vậy, các thế hệ tiếp theo sẽ trưởng thành với đầy đủ những phẩm chất tốt để đóng góp cho cuộc đời. Gia Sư Tại Nhà Trí Tuệ Việt chúc anh chị và các bé có thật nhiều niềm vui trên con đường học của mình!
Gia sư Trí Tuệ Việt chúc các bạn thành công !
TRUNG TÂM GIA SƯ TRÍ TUỆ VIỆT
Nhận Giới Thiệu Gia Sư Dạy Kèm Tại Nhà Tất Cả Các Quận, Huyện ở TPHCM.
Điện Thoại : 0983 630 461 – 0932 622 625
Email: [email protected]
Website: www.giasuttv.net
Fanpage: Gia Sư Trí Tuệ Việt
Xem thêm: Học phí gia sư dạy kèm tại nhà TPHCM