HỌC ĐỂ THI, HỌC ĐỂ SỐNG HAY HỌC ĐỂ LÀM GÌ?

Tôi có người bạn làm giáo viên có lần tâm sự, trong tiết dạy đầu tiên của cô ấy, cố ấy có hỏi cả lớp một câu: “…Các em đi học để làm gì nào?”. Các học trò hồn nhiên trả lời: “Để cho cô  ạ!”, “Để được điểm 10 ạ”, “Để cho mẹ ba mẹ ạ!”…Nghe cô bạn kể mà tôi chỉ biết lắc đầu ngán ngẫm. Lại có chút chột dạ khi thấy mình đâu đó trong các học sinh của bạn tôi. Mấy ai trong chúng ta thời đi học xác định rõ ràng mục đích của việc học hay đi học cũng chỉ vì tấm bằng. Vậy thật ra “Học để làm gì” trong thời đại hôm nay?

Học để thi?

Những năm gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa tin về việc cải cách giáo dục mà đầu tiên và nhiều nhất là cải cách sách giáo khoa. Sách giáo khoa trở thành chân lý, thành luật pháp. Mọi kiến thức đi ngược hay nằm ngoài sách giáo khoa điều bị coi là sai trái. Hoạt động dạy học trở nên bó hẹp, thầy thao thao bất tuyệt về những điều đã có, trò chăm chỉ nghe và chép những điều cũng đã có trong sách giáo khoa. Việc học như vậy cũng dẫn đến một hệ quả tất yếu là học để thi. Bởi chỉ có thi mới giúp người thầy kiểm tra được học sinh mình đã học được cái gì. Hệ quả tiếp theo của học để thi là căn bệnh thành tích đang ám ảnh toàn bộ hệ thống giáo dục và làm đau đầu những người có liên quan. Nếu không sớm loại bỏ tư tưởng cũng như phương pháp giáo dục kiểu “học để thi” thì không thể nào khắc phục được những thối nát đang ngày một ăn sâu vào nền giáo dục Việt Nam.

hoc de lam gi

Không biết học để làm gì?

Tính trung bình, một người trưởng thành có thể dành 12-18 năm để đi học và có thể việc học đó còn kéo dài đến hết cuộc đời. Đây rõ ràng là một khoảng thời gian dài và số tiền đầu tư cho khoảng thời gian đi học cũng không hề nhỏ. Nhưng phần lớn trong số những người đã và đang đi học vẫn không trả lời được câu hỏi học đi học để làm gì? Việc học đối với họ giống như quán tính. Và phần lớn trong số họ chưa bao giờ tự đặt cho mình câu hỏi mình dành quãng thời gian dài như vậy đi học là để làm gì?Theo một khảo sát đối với các học sinh từ trung học cơ sở đến sinh viên đại học và một số phụ huynh học sinh với những vấn đề xoay quanh câu hỏi “Học để làm gì?”. Câu trả lời thu được như sau:

– Hơn 70% số lượng học sinh trung học cơ sở được khảo sát “không biết học để làm gì”, “Học vì bố mẹ bảo học”, “Học vì tất cả mọi người đều đi học”. Đây cũng là câu trả lời của hơn 50% sinh viên được khảo sát.
– Khoảng 20- 25% các bạn trung học cơ sở, và 40-45% sinh viên được khảo sát có câu trả lời: “Học để có công ăn việc làm”, “Học để kiến tiền”.
– Số ít những sinh viên và học sinh còn lại có câu trả lời: “Học dể mở mang hiểu biết” và “Học để tự hoàn thiện bản thân”.
– Hơn 85% quý vị phụ huynh được hỏi có cùng câu trả lời “Học để có thể tự lo cho cuộc sống của mình, kiếm được công việc ổn định để có thể tự lo cho bản thân rồi sau đó giúp đỡ ra đình”.

Nhìn vào tỉ lệ trên có thể thấy, phần lớn những người đi học vẫn chưa xác định chính xác mục tiêu đi học là để làm gì. Điều này thật sự nguy hại, nếu không nắm chắc ý nghĩa của việc học thì người học không thể xác định mục tiêu để phấn đấu, hay chỉ phấn đấu vì lợi ích cá nhân, vì thành tích và quên đi học còn là để duy trì, và phát triển nền tảng đạo đức. Nếu không xác định được “Học để làm gì” thì đạo đức của người đi học sẽ rất dễ bị lãng quen hay bỏ sót. Và điểu đó vô cùng nguy hại, không chỉ đối với hệ thống giáo dục mà còn nguy hại đối với cả xã hội, quốc gia và dân tộc.

“Học để biết, học để làm, học để xác lập mình và học để chung sống với người khác”

Đây là mục đích việc học được xác định bởi tổ chức Unesco. Cho dù với mục đích nào thì trước tiên việc học cũng nhằm phục vụ cuộc sống của cá nhân mình, gia đình và lớn hơn là xã hội. Học để biết, để có nhiều tri thức làm cho cuộc sống của mình phong phú hơn, rộng lớn hơn và có ý nghĩa hơn. Hay học để làm việc thì cũng là phục vụ cho cuộc sống của mình rồi mới đến xã hội. Như vậy việc học cho dù với động cơ nào thì cũng nhằm làm đẹp hơn lên cho cuộc sống. Cổ nhân cũng từng dạy “nhân bất học, bất tri lý”, học để biết đúng sai, điều hơn lẽ phải trong cuộc sống. Học để làm người, một người có ích cho xã hội. Khi chúng ta có học thức chúng ta cũng sẽ tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người. Có học chúng ta sẽ phục vụ được nhiều hơn, giúp đỡ được nhiều người hơn.

Xác định chính xác mục đích của việc học, hay trả lời câu hỏi “Học để làm gì” nên là việc làm hằng ngày của mỗi người chúng ta: những người đang ngồi trên ghế nhà trường, những người đang công tác, và kể cả những bậc phụ huynh.

Nguồn: Trung tâm gia suTrung tam gia su Dạy kèm Trí Tuệ Việt sưu tầm và chia sẽ

Bài viết liên quan: >> Không ở đâu làm chương trình SGK như Việt Nam

Phương pháp học tiếng anh hiệu quả

Đề thi và cấu trúc đề thi đại học

NUÔI DẠY CON KIỂU PHÁP – BÉ KHỎE, MẸ NHÀN

BÍ QUYẾT DẠY ĐỂ BÉ YÊU CỦA BẠN CÓ THỂ NÓI SỚM

Bí quyết thi đại học của Thầy Nguyễn Thượng Võ

Gia sư tiểu học – nghe đơn giản mà vô cùng khó khăn

Cách học giỏi toán

Bí quyết thành công